Đề kiểm tra cuối kì I Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dãy gồm các vật thể tự nhiên là

Con chó, xe đạp, con người
Con sư tử, đồi núi, cây cối
Bánh mì, nước ngọt có gas, cây cối
Cây cam, quả quýt, bánh ngọt
Câu 2:

Điều nào sau đây không đúng?

Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng.
Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
Câu 3:

Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào?

Tăng dần
Không thay đổi
Giảm dần
Ban đầu tăng rồi sau đó giảm
Câu 4:

Tính chất nào sau đây sai khi nói về oxygen?

Oxygen là chất khí.
Không màu, không mùi, không vị
Tan nhiều trong nước.
Nặng hơn không khí.
Câu 5:

Biện pháp góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm không khí?

Chặt cây, phá rừng.
Đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.
Trồng cây xanh.
Xây thêm nhiều khu công nghiệp.
Câu 6:

Vật liệu là

 gồm nhiều chất trộn vào nhau.
một số chất được sử dụng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, …
được tạo nên từ một chất hoặc một hỗn hợp và được con người sử dụng để tạo ra các vật thể nhân tạo.
một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.
Câu 7:

Dựa vào tính chất nào của thủy tinh mà thủy tinh thường được sử dụng làm dụng cụ trong phòng thí nghiệm?

Bền với điều kiện môi trường.
Không thấm nước và không tác dụng mới nhiều hóa chất.
Trong suốt.
Tất cả các ý trên.
Câu 8:

Dãy gồm các lương thực là

Gạo, ngô, khoai, sắn
Gạo, thịt, khoai, cá
Trứng, cá, thịt, sữa
Sắn, khoai, sữa, cá.
Câu 9:

Trường hợp nào dưới đây không phải là hỗn hợp?

Nước muối sinh lí.
Bột canh.
Nước khoáng.
Muối ăn (sodium chloride).
Câu 10:

Khi cho bột sắn dây vào nước và khuấy đều, ta thu được

dung dịch.        
huyền phù.
dung môi.           
nhũ tương.
Câu 11:

Cho hình ảnh sau:

 

Miền Bắc nước ta gọi đây là cá quả, miền Nam gọi đây là cá lóc, một số địa phương khác gọi là cá chuối. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài?

Tên khoa học  
Tên địa phương
Tên dân gian               
Tên phổ thông
Câu 12:

Dạ dày được cấu tạo từ các cấp tộ tổ chức nhỏ hơn nào?

Mô và hệ cơ quan            
Tế bào và cơ quan
Tế bào và mô               
Cơ quan và hệ cơ quan
Câu 13:

Khóa lưỡng phân sẽ được dừng phân loại khi nào?

Khi các loài sinh vật cần phân loại quá nhiều

Khi các loài sinh vật cần phân loại quá ít
Khi đã phân loại triệt để được các loài sinh vật
Khi các loài sinh vật cần phân loại có điểm khác nhau
Câu 14:

Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống?

Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản
Nó có đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết
Nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau
Nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau
Câu 15:

Một tế bào sau khi trải qua 4 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con?

4
8
12
16
Câu 16:

Dạ dày được cấu tạo từ các cấp tộ tổ chức nhỏ hơn nào?

Mô và hệ cơ quan    
Tế bào và cơ quan
Tế bào và mô      
Cơ quan và hệ cơ quan
Câu 17:

Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?

Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau.
Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau.
Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau.
Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau.
Câu 18:

Vật chất di truyền của một virus là?

ARN và ADN
ARN và gai glycoprotein
ADN hoặc gai glycoprotein
ADN hoặc ARN
Câu 19:

Những triệu chứng nào sau đây là của bệnh kiết lị?

Sốt, rét run, đổ mồ hôi
Đau bụng, đi ngoài, mất nước, nôn ói
Da tái, đau họng, khó thở 
Đau tức ngực, đau họng, đau cơ
Câu 20:

Đặc điểm nào sau đây được dùng để phân chia các giới sinh vật?

(1) Cấu trúc tế bào

(2) Cấu tạo cơ thể

(3) Đặc điểm sinh sản

(4) Kiểu dinh dưỡng

(5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn

(1), (2), (3), (5)    
(2), (3), (4), (5)
(1), (2), (3), (4)       
(1), (3), (4), (5)
Câu 21:

Khi ấn tay lên quả bóng bay, ta đã tác dụng lực nào lên vỏ quả bóng?

Lực nâng
Lực kéo
Lực ấn
Lực đẩy
Câu 22:

Lực đàn hồi của lò xo có tác dụng làm cho lò xo

chuyển động. 
thu gia tốc
có xu hướng lấy lại hình dạng ban đầu.
biến dạng.
Câu 23:

Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống. Một hòn gạch có khối lượng 1600g. Một đống gạch có 10000 viên sẽ nặng…………… niu-tơn.

80000
1600000
16000
160000
Câu 24:

Cho các hiện tượng sau:

(1) Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã

(2) Ô tô đi trên đường đất mềm có bùn dễ bị sa lầy

(3) Giày đi mãi đế bị mòn gót

 

 

(4) Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị (đàn cò)

Số hiện tượng mà ma sát có lợi là:

1
2
3
4
Câu 25:

Trong hình dưới, hai nam châm này hút hay đẩy nhau? Lực giữa 2 nam châm là lực tiếp xúc hay không tiếp xúc?

đẩy nhau, lực tiếp xúc.
hút nhau, lực tiếp xúc.
đẩy nhau, lực không tiếp xúc.
hút nhau, lực không tiếp xúc.
Câu 26:

Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực không tiếp xúc?

Bạn An đang xé dán môn thủ công.
Trái táo rơi xuống đất.
Mẹ đang đẩy nôi đưa em bé đi chơi.
Nhân viên đẩy thùng hàng vào kho.
Câu 27:

Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

Một hành tinh chuyển động xung quanh một ngôi sao.
Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.
Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.
Quả táo rơi từ trên cây xuống.
Câu 28:

Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là 35 N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là:

Fms = 35N       
Fms = 50N       
Fms > 35N       
Fms < 35N
Câu 29:

Lực tác dụng lên vật M trong hình vẽ có giá trị bao nhiêu?

15N
5N
150N
1500N
Câu 30:

Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là 35 N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là:

Fms = 35N       
Fms = 50N       
Fms > 35N     
Fms < 35N