Đề kiểm tra cuối kì I Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của khí carbon dioxide?

Tan rất ít trong nước
Chất khí, không màu
Không mùi, không vị
Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide).
Câu 2:

Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào?

Tăng dần
Không thay đổi
Giảm dần
Ban đầu tăng rồi sau đó giảm
Câu 3:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Khí oxygen không tan trong nước.
Khí oxygen sinh ra trong quá trình hô hấp của cây xanh.
Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị.
Cần cung cấp oxygen để dập tắt đám cháy.
Câu 4:

Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây?

Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng.
Hình thành sấm sét.
Tham gia quá trình quang hợp của cây.
Tham gia quá trình tạo mây.
Câu 5:

Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?

Thủy tinh      
Kim loại           
Cao su           
Gốm
Câu 6:

Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất vôi sống, phấn viết bảng, tạc tượng là gì?

Cát        
Đá vôi        
Đất sét     
Đá
Câu 7:

Nhiên liệu hóa thạch:

là nguồn nhiên liệu tái tạo.
là đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật.
là nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm trước.
chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.
Câu 8:

Vitamin tốt cho mắt là:

Vitamin A.    
Vitamin D
Vitamin K.         
Vitamin B
Câu 9:

Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được:

dung dịch.       
huyền phù.
dung môi.                 
nhũ tương.
Câu 10:

Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt?

Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước.
Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu.

Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc.

Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh.
Câu 11:

Nhân/vùng nhân của tế bào có chức năng gì?

Tham gia trao đối chất với môi trường
Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào
Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào
Là nơi tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào
Câu 12:

Thành phần nào giúp lục lạp có khả năng quang hợp?

Carotenoid       
Xanthopyll            
Phycobilin                 
Diệp lục
Câu 13:

Một số loài động vật vẫn tồn tại không bào. Các không bào đó có chức năng gì?

Chứa sắc tố         
Co bóp, tiêu hóa
Chứa chất thải       
Dự trữ dinh dưỡng
Câu 14:

Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?

Tăng kích thước của cơ thể sinh vật
Khiến cho sinh vật già đi
Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương
Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể
Câu 15:

Cơ quan nào sau đây thuộc hệ thần kinh ở người?

Tim      
Phổi       
Não      
Dạ dày
Câu 16:

Vi khuẩn lam có cơ thể đơn bào, nhân sơ, có diệp lục và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Vi khuẩn lam thuộc giới nào?

Khởi sinh           
Nguyên sinh    
Nấm       
Thực vật
Câu 17:

Khóa lưỡng phân sẽ được dừng phân loại khi nào?

Khi các loài sinh vật cần phân loại quá nhiều
Khi các loài sinh vật cần phân loại quá ít
Khi đã phân loại triệt để được các loài sinh vật
Khi các loài sinh vật cần phân loại có điểm khác nhau
Câu 18:

Dụng cụ nào được sử dụng để quan sát vi khuẩn.

Kính lúp   
 Kính hiển vi
 Kính soi nổi              
Kính viễn vọng
Câu 19:

Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinhh cho người nhiễm vi khuẩn:

(1) Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.

(2) Cần lựa chọn đúng loại kháng sinh và có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh.

(3) Dùng kháng sinh đúng liều, đúng cách.

(4) Dùng kháng sinh đủ thời gian.

(5) Dùng kháng sinh cho mọi trường hợp nhiễm khuẩn.

Lựa chọn đáp án đầy đủ nhất:

(1), (2), (3), (4), (5)    
 (1), (2), (5)
(2), (3), (4), (5)          
(1), (2), (3), (4)
Câu 20:

Vi khuẩn được cấu tạo bởi các thành phần chính nào?

Vùng nhân, tế bào chất, màng tế bào, thành tế bào
Nhân, màng tế bào, thành tế bào, roi, lông
Vùng nhân, tế bào chất, roi, lông, thành tế bào
Nhân, roi, tế bào chất, màng sinh chất, lông
Câu 21:

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Khi lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một ………

lực nâng
lực kéo
lực uốn
lực đẩy
Câu 22:

Quả bóng đang bay tới cầu gôn thì bị thủ môn bắt được. Lực của người thủ môn đã làm quả bóng bị … .

biến dạng.
thay đổi chuyển động.
biến dạng và thay đổi chuyển động.
dừng lại.
Câu 23:

Dụng cụ dùng để đo độ lớn của lực là?

Lực kế
Tốc kế
Nhiệt kế
Cân
Câu 24:

Quả táo bị rơi xuống đất do chịu tác dụng của lực có đặc điểm

phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.
phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.
phương nằm ngang, chiều từ trên xuống dưới.
Câu 25:

Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài là 24 cm thì lò xo đã bị biến dạng là bao nhiêu?

2 cm
3 cm
4 cm
1 cm
Câu 26:

Lực nào trong các lực dưới đây không phải là lực đàn hồi?

Lực mà lò xo bút bi tác dụng vào ngòi bút.
Lực của quả bóng tác dụng vào tường khi quả bóng va chạm với tường.
Lực của giảm xóc xe máy tác dụng vào khung xe máy.
Lực nâng tác dụng vào cánh máy bay khi máy bay chuyển động.
Câu 27:

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có hại?

Em bé đang cầm chai nước trên tay.
Ốc vít bắt chặt vào với nhau.
Con người đi lại được trên mặt đất.
Lốp xe ôtô bị mòn sau một thời gian dài sử dụng.
Câu 28:

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước?

Quả dừa rơi từ trên cây xuống.
Bạn Lan đang tập bơi.
Bạn Hoa đi xe đạp tới trường.
Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời.
Câu 29:

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?

Chiếc thuyền đang chuyển động.
Con cá đang bơi.
Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển.
Mẹ em đang rửa rau.
Câu 30:

Trọng lực có:

phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới
phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên
phương ngang, chiều từ trái sang phải
phương ngang, chiều từ phải sang trái