Đề kiểm tra cuối kì II Hóa học 10 Kết nối tri thức ( Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong đơn chất, số oxi hóa của nguyên tử luôn bằng

0
+1
-2
-1.
Câu 2:

Số oxi hóa của nguyên tử S trong hợp chất SO2

+2.    
      +4
+6.  
-1.
Câu 3:

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng xảy ra đồng thời quá trình nhường và nhận

electron.  
neutron.   
proton.        
cation.
Câu 4:

Cho phản ứng oxi hoá – khử sau:

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

Trong phản ứng này, chất khử là

Cu. 
Fe(NO3)2.  
Fe.  
Cu(NO3)2.
Câu 5:

Phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt được gọi là

phản ứng cháy.
 phản ứng toả nhiệt.
phản ứng oxi hoá – khử.
phản ứng thu nhiệt.
Câu 6:

Cho phương trình nhiệt học sau:

2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l)                     

Nhận xét nào sau đây là đúng?

Phản ứng đốt cháy 2 mol khí hydrogen bằng 1 mol khí oxygen, tạo thành 2 mol nước ở trạng thái lỏng thu vào nhiệt lượng 571,6 kJ.
Phản ứng đốt cháy 2 mol khí hydrogen bằng 1 mol khí oxygen, tạo thành 2 mol nước ở trạng thái lỏng toả ra nhiệt lượng 571,6 kJ.
Phản ứng tạo thành 1 mol nước ở trạng thái lỏng thu vào nhiệt lượng 571,6 kJ.
Phản ứng tạo thành 1 mol nước ở trạng thái lỏng toả ra nhiệt lượng 571,6 kJ.
Câu 7:

Điều kiện: áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ 25 oC (hay 298 K) được gọi là

điều kiện chuẩn.
điều kiện tiêu chuẩn.
điều kiện an toàn.
điều kiện thí nghiệm.
Câu 8:

Cho phương trình nhiệt hoá học sau:

N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g)       ΔrH2980=  – 91,8 kJ

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng: 2NH3(g) → N2(g) + 3H2(g) là

-45,9 kJ.   
+45,9 kJ.    
– 91,8 kJ     
+91,8 kJ.
Câu 9:

Cho các chất sau, chất nào có nhiệt tạo thành chuẩn khác 0?

N2(g).   
S(s).      
Na(s).    
O2(l).
Câu 10:

Ở điều kiện chuẩn, công thức tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành là

ΔrH2980=ΣΔfH2980(sp)ΣΔfH2980(cd)
ΔrH2980=ΣΔfH2980(cd)ΣΔfH2980(sp)
ΔfH2980=ΣΔrH2980(sp)ΣΔrH2980(cd)
ΔfH2980=ΣΔrH2980(cd)ΣΔrH2980(sp)
Câu 11:

Tốc độ phản ứng hoá học là

sự thay đổi nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
sự thay đổi nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
sự thay đổi lượng chất đầu hoặc chất sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
 sự thay đổi khối lượng của các chất đầu trong một đơn vị thời gian.
Câu 12:

Việc làm nào dưới đây thể hiện sự ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ của phản ứng: Fe(s) + 2HCl(aq) → FeCl2(aq) + H2(g)

Pha loãng dung dịch HCl.
Thay sắt (iron) viên bằng sắt bột.
Sử dụng chất xúc tác.
Tăng nhiệt độ của phản ứng.
Câu 13:

Khí oxygen được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân potassium chlorate. Để thí nghiệm thành công và rút ngắn thời gian tiến hành có thể dùng một số biện pháp sau:

(1) Dùng chất xúc tác manganese dioxide

(2) Nung ở nhiệt độ cao.

(3) Dùng phương pháp dời nước để thu được khí oxygen.

(4) Đập nhỏ potassium chlorte.

(5) Trộn đều bột potassium chlorate và xúc tác.

Số biện pháp dùng để tăng tốc độ phản ứng là

2.   
3 .     
4.
5
Câu 14:

Cho phản ứng đơn giản sau: 2NO + O2 → 2NO2. Mối liên hệ giữa tốc độ phản ứng và nồng độ các chất tham gia phản ứng là

v=k.CNO.CO2.
v=k.CNO2.CO2.
v=2k.CNO.CO2.
v=k.2CNO.CO2.
Câu 15:

Cho các phản ứng hoá học sau:

(1) N2(g) + 3H2(g) to,xt2NH3(g)

(2) CO2(g) + Ca(OH)2(aq) → CaCO3(s) + H2O(l)

(3) SiO2(s) + CaO(s) → CaSiO3(s)

(4) BaCl2(aq) + H2SO4(aq) → BaSO4(s) + 2HCl(aq)

Áp suất ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nào?

(1).        
(1) và (2).
(1) và (3).  
  (3) và (4).
Câu 16:

Cho phương trình phản ứng tổng quát sau: A + B → C.

Tốc độ phản ứng tại một thời điểm được tính bằng biểu thức: v = k.CA.CB.

 Hằng số tốc độ k phụ thuộc vào

nồng độ của chất đầu.        
nồng độ của chất sản phẩm.       
nhiệt độ của phản ứng.           
thời gian xảy ra phản ứng.
Câu 17:

Nhận xét nào sau đây là đúng?

Khi nồng độ chất tan trong dung dịch tăng, tốc độ phản ứng tăn
Với mọi phản ứng, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng.
Chất xúc tác làm ức chế phản ứng.
Trong hỗn hợp khí, nồng độ mỗi khí tỉ lệ nghịch với áp suất của nó.
Câu 18:

Cho bột Zn vào dung dịch HCl loãng. Sau đó đun nóng hỗn hợp này. Phát biểu nào sau đây không đúng?

Khí H2 thoát ra nhanh hơn.
Bột Zn tan nhanh hơn.
Nồng độ HCl giảm nhanh hơn.
Lượng muối thu được nhiều hơn.
Câu 19:

Nguyên tố nào sau đây không thuộc nhóm halogen?

B.  
F.    
Br.     
I.
Câu 20:

Halogen nào sau đây, điều kiện thường ở trạng thái rắn?

Fluorine.  
Bromine. 
Iodine.    
Chlorine.
Câu 21:

Phương trình hoá học nào sau đây sai?

H2 + F2 → 2HF.
Fe + Cl2 toFeCl2.
Cl2 + H2 HCl + HClO.
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2.
Câu 22:

Nguyên tố nào sau đây có tính oxi hoá mạnh nhất?

Fluorine.
Chlorine.
Chromium.
Bromine.
Câu 23:

Cho một lượng Br2 tác dụng với kim loại đồng (copper) sau phản ứng thấy thu được 11,2 gam muối. Khối lượng bromine tham gia phản ứng là

4 gam. 
8 gam.
6 gam.       
10 gam.
Câu 24:

Trong các acid sau: HF, HCl, HBr, HI. Acid mạnh nhất là

HF
HCl.
HBr.    
HI.
Câu 25:

Hóa chất dùng để phân biệt các dung dịch: HF, NaCl, KBr là

dung dịch HCl.
quỳ tím.
dung dịch AgNO3.
dung dịch BaCl2.
Câu 26:

Chất nào sau đây được ứng dụng để khắc chữ lên thuỷ tinh?

Cl2.   
HCl.  
 F2.     
HF.
Câu 27:

Hòa tan 1,2 gam magnesium trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được thể tích khí H2 ở điều kiện chuẩn là

0,2479 lít.      
0,4958 lít.    
0,5678 lít.       
1,2395 lít.
Câu 28:

Cho muối halide nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì chỉ xảy ra phản ứng trao đổi?

KBr.
KI.
NaCl.
NaBr