Đề kiểm tra cuối kì II Hóa học 10 Kết nối tri thức ( Đề 4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hoá của nguyên tử hydrogen là

0.   
 +1.
-1.    
0 và +1.
Câu 2:

Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC, tốc độ phản ứng hoá học tăng thêm 2 lần. Tốc độ phản ứng sẽ tăng lên bao nhiêu lần khi nâng nhiệt độ từ 20oC lên 50oC?

2 lần.         
8 lần.
16 lần. 
32 lần.
Câu 3:

Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất oxi hóa là chất

nhường electron.
nhận electron.
nhận proton.
nhường proton.
Câu 4:

Cho các phương trình nhiệt hoá học sau:

(1) C2H4(g) + H2(g) → C2H6(g)                     ΔrH2980=137,0kJ.

(2) Fe2O3(s) + 2Al(s) → Al2O3(s) + 2Fe(s)    ΔrH2980=851,5kJ.

Nhận xét nào sau đây là đúng?

Cả hai phản ứng đều toả nhiệt.
Cả hai phản ứng đều thu nhiệt.
Phản ứng (1) toả nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.
Phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) toả nhiệt.
Câu 5:

Công thức tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng theo năng lượng liên kết là

ΔrH2980=ΣEb(cd)+ΣEb(sp).
ΔrH2980=ΣEb(cd)ΣEb(sp).
ΔrH2980=ΣEb(sp)ΣEb(cd).
ΔfH2980=ΣEb(sp)ΣEb(cd).
Câu 6:

Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt?

Phản ứng nhiệt phân thuốc tím.
Phản ứng phân hủy Cu(OH)
Phản ứng đốt cháy khí gas.
Phản ứng hòa tan NH4Cl trong nước.
Câu 7:

Nồng độ đối với chất tan trong dung dịch ở điều kiện chuẩn là

0,01 mol/L.  
0,1 mol/L.      
1 mol/L.    
0,5 mol/L.
Câu 8:

Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây?

Tốc độ phản ứng. 
Cân bằng hóa học.
Phản ứng một chiều.        
 Phản ứng thuận nghịch.
Câu 9:

Trường hợp nào dưới đây chỉ đơn vị của tốc độ phản ứng hoá học?

m/s.  
mol/L.  
min.   
mol/(L.h).
Câu 10:

Khi nồng độ chất tham gia phản ứng càng lớn thì

tốc độ phản ứng càng lớn.
tốc độ phản ứng càng giảm.
tốc độ phản ứng không thay đổi.
tốc độ phản ứng biến thiên liên tục.
Câu 11:

Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff được kí hiệu là

.  
γ. 
 φ.  
θ.
Câu 12:

Tính chất hóa học đặc trưng của các đơn chất halogen là

 tính khử.
tính base.
 tính acid.
tính oxi hóa.
Câu 13:

Halogen nào sau đây thể lỏng ở điều kiện thường?

Fluorine.
Chlorine.
Bromine.
Iodine.
Câu 14:

Phản ứng hoá học nào sau đây là sai?

 H2 + Cl2 to 2HCl.
HCl + NaOH → NaCl + H2O.
F2 + H2 HF + HFO.
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
Câu 15:

Hydrogen halide nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?

HF.  
HCl.       
HBr.      
 HI.
Câu 16:

Dung dịch silver nitrate không tác dụng với dung dịch nào sau đây?

NaI.   
KF.      
 HCl.          
NaBr.
Câu 17:

Không nên đựng acid nào sau đây trong chai thuỷ tinh

Sulfuric acid.
Hydrochloric acid.
Nitric acid.
Hydrofluoric acid.
Câu 18:

Cho các hợp chất sau: SO2; H2SO4; Na2SO4; Na2S; CaSO3. Số hợp chất trong đó sulfur có số oxi hoá +4 là

1.       
2.     
3.                
4.
Câu 19:

Cho phản ứng hoá học sau: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. Chất bị oxi hoá là

Fe.    
HCl.    
 FeCl2.
 H2.
Câu 20:

Cho các phát biểu sau:

(1). Tất cả các phản ứng cháy đều thu nhiệt.

(2). Phản ứng toả nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

(3). Tất cả các phản ứng mà chất tham gia có chứa nguyên tố oxygen đều toả nhiệt.

(4). Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.

Số phát biểu đúng

1. 
 2.    
3.    
4.
Câu 21:

Biết phản ứng đốt cháy khí carbon monoxide (CO) như sau:

                              CO(g)+12O2(g)CO2(g)            ΔrH2980=852,5kJ

Ở điều kiện chuẩn, nếu đốt cháy 12,395 L khí CO thì nhiệt lượng toả ra là

– 852,5 kJ.
 – 426,25 kJ.
852,5 kJ
426,25 kJ.
Câu 22:

Hãy cho biết yếu tố nồng độ đã được áp dụng cho quá trình nào sau đây?

Khi ủ bếp than, người ta đậy nắp bếp lò làm cho phản ứng cháy của than chậm lại.
Phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 diễn ra nhanh hơn khi có mặt V2O5.
Bột nhôm (aluminum) phản ứng với dung dịch HCl nhanh hơn so với dây nhôm.
Người ta chẻ nhỏ củi để bếp lửa cháy mạnh hơn
Câu 23:

Cho phản ứng phân hủy N2O5 như sau: 2N2O5(g) → 4NO2(g) + O2(g).

Tại thời điểm ban đầu, nồng độ của N2O5 là 0,02M; Sau 100s, nồng độ N2O5 còn 0,0169M. Tốc độ trung bình của phản ứng phân hủy N2O5 trong 100s đầu tiên là

1,55.10-5 (mol/ (L.s)).
1,55.10-5 (mol/ (L.min)).
1,35.10-5 (mol/ (L.s)).
 1,35.10-5 (mol/ (L.min)).
Câu 24:

Việc làm nào dưới đây thể hiện sự ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng: CaCO3(s) + 2HCl(aq) → CaCl2(aq) + CO2(g) + H2O(l)?

Pha loãng dung dịch HCl.
Nghiền nhỏ đá vôi (CaCO3).
Sử dụng chất xúc tác.
Tăng nhiệt độ của phản ứng.
Câu 25:

Đính một mẩu giấy màu ẩm vào dây kim loại gắn với nút đậy bình tam giác. Sau đó, đưa mẩu giấy vào bình tam giác có chứa khí chlorine. Hiện tượng quan sát được là

mẩu giấy đậm màu hơn.
mẩu giấy bị nhạt màu dần đến mất màu.
không có hiện tượng gì.
mẩu giấy chuyển màu xanh.
Câu 26:

Thể tích khí Cl2 (ở điều kiện chuẩn) vừa đủ để tác dụng hết với dung dịch KI thu được 2,54 gam I2

247,9 ml.   
 495,8 ml.           
371,85 ml.                
112 ml.
Câu 27:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Từ fluorine đến iodine nhiệt độ nóng chảy tăng dần, nhiệt độ sôi giảm dần.
Fluorine chỉ có số oxi hoá -1 trong hợp chất.
Hầu hết các muối halide đều dễ tan trong nước.
 HF là acid yếu.
Câu 28:

Để trung hòa 200 ml dung dịch NaOH 1M thì thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng là

0,5 lít.   
0,4 lít.     
 0,3 lít.    
0,6 lít.