Đề kiểm tra cuối kì II Hóa học 10 Kết nối tri thức ( Đề 5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử là dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử?

 Số khối.
Số oxi hóa.
Số hiệu nguyên tử.
Số mol.
Câu 2:

Chất oxi hoá là chất

nhường electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
cho electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
nhận electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
 nhận electron, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
Câu 3:

Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?

Phản ứng đốt cháy than trong không khí.
Phản ứng tạo gỉ sắt.
Phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể.
Phản ứng trong lò nung clinker xi măng.
Câu 4:

Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền là

biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa đơn chất đó với hydrogen.
là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa đơn chất đó với oxygen.
bằng 0.
được xác định từ nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố đó.
Câu 5:

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng được kí hiệu là

ΔfH2980
fH.
ΔrH2980
rH.
Câu 6:

Phản ứng thu nhiệt là

phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
 phản ứng giải phóng ion dưới dạng nhiệt.
phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt.
Câu 7:

Chất xúc tác là

chất làm giảm tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.
chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng bị tiêu hao trong phản ứng.
chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả lượng và chất sau khi phản ứng kết thúc.
chất làm thay đổi tốc độ phản ứng, nhưng bị tiêu hao không nhiều trong phản ứng.
Câu 8:

Thông thường đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng

giảm.
không đổi.
 tăng.
không xác định được.
Câu 9:

Cho các phản ứng sau:

(1) Phản ứng than cháy trong không khí.

(2) Phản ứng tạo gỉ sắt.

(3) Phản ứng nổ của khí bình gas.

(4) Phản ứng lên men rượu.

Phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh nhất là

(1)
 (2).        
(3).     
(4).
Câu 10:

Hình ảnh dưới đây minh họa ảnh hưởng của yếu tố nào tới tốc độ phản ứng:

 

Áp suất.             
 Nhiệt độ.       
Diện tích bề mặt tiếp xúc.               
Chất xúc tác.
Câu 11:

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, các nguyên tố halogen thuộc nhóm

IA.          
VIIA.       
VA.         
VIIIA.
Câu 12:

Halogen nào được dùng trong sản xuất nhựa Teflon?

 Fluorine.

Iodine.

Chlorine.
Bromine.
Câu 13:

Cho các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào chứng minh Cl2 có tính oxi hoá mạnh hơn Br2?

Br2 + 2NaCl → 2NaBr + Cl2.                           
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
Br2 + 2NaOH → NaBr + NaBrO + H2O.          
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2.
Câu 14:

Nhỏ vài giọt dung dịch nào sau đây vào dung dịch AgNO3 thu được kết tủa màu vàng nhạt.

HCl.              
NaBr.   
NaCl.      
HF.
Câu 15:

Ở trạng thái lỏng, giữa các phân tử hydrogen halide nào sau đây tạo được liên kết hydrogen mạnh?

HCl.     
HI.        
HF.      
 HBr.
Câu 16:

Hydrohalic acid thường được dùng để đánh sạch bề mặt kim loại trước khi sơn, hàn, mạ điện là

HBr.       
HF.           
HI.     
HCl.
Câu 17:

Số oxi hoá của Fe trong hợp chất Fe2O3

 +2.  
+3.   
 -2
-3.
Câu 18:

Quá trình Ostwald dùng để sản xuất nitric acid từ ammonia được đề xuất vào năm 1902. Ở giai đoạn đầu của quá trình, ammonia bị oxi hoá bởi oxygen ở nhiệt độ cao khi có chất xúc tác:

4NH3 + 5O2 to 4NO + 6H2O

Chất bị oxi hoá trong quá trình trên là

NH3. 
O2. 
NO.      
H2O.
Câu 19:

Phản ứng đốt cháy hoàn toàn 1 mol carbon graphite trong khí oxygen dư (ở điều kiện chuẩn) tạo ra 1 mol CO2, nhiệt lượng toả ra là 393,5 kJ. Nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) là

+ 393,5 kJ/ mol.
+196,75 kJ/ mol.
+196,75 kJ/ mol.
–196,75 kJ/ mol.
Câu 20:

Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng:

  N2g+O2gt°2NOg   ΔrH298o=+179,20kJ

Nhận xét nào sau đây là đúng?

Phản ứng tỏa nhiệt mạnh.
Phản ứng xảy ra thuận lợi ở điều kiện thường.
Phản ứng xảy ra dưới điều kiện nhiệt độ thấp.
Phản ứng thu nhiệt.
Câu 21:

Cho phương trình phản ứng tổng quát sau: 2A + B → C.

Tốc độ phản ứng tại một thời điểm được tính bằng biểu thức:v=kCA2CB.

 Hằng số tốc độ k phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

Nồng độ của chất.    
Nồng độ của chất B.  
Nhiệt độ của phản ứng.            
Thời gian xảy ra phản ứng
Câu 22:

Khí oxygen được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách nhiệt phân potassium chlorate với xúc tác manganes dioxide. Để thí nghiệm thành công và rút ngắn thời gian tiến hành có thể dùng một số biện pháp sau:

(1) Trộn đều bột potassium chlorate và xúc tác.

(2) Nung ở nhiệt độ cao.

(3) Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxygen.

(4) Nghiền nhỏ potassium chlorate.

Số biện pháp dùng để tăng tốc độ phản ứng là

2.
3. 
4. 
5.
Câu 23:

Cho phản ứng đơn giản sau (xảy ra trong bình kín):

2NO(g) + O2(g) → 2NO2(g)

Ở nhiệt độ không đổi, nồng độ NO tăng hai lần, nồng độ O2 không đổi thì

tốc độ phản ứng không thay đổi.
tốc độ phản ứng tăng 2 lần.
tốc độ phản ứng tăng 4 lần.
tốc độ phản ứng giảm 2 lần.
Câu 24:

Ở 35oC, phản ứng có tốc độ là 0,036 mol/ (L.h); ở 45oC, phản ứng có tốc độ là 0,09 mol/ (L.h). Hệ số nhiệt độ γ của phản ứng là

1,5.  
 2.  
2,5.     
3.
Câu 25:

Nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng từ fluorine đến iodine là do từ fluorine đến iodine,

khối lượng phân tử và tương tác van der Walls đều tăng.
tính phi kim giảm và tương tác van der Walls tăng.
khối lượng phân tử tăng và tương tác van der Walls giảm.
độ âm điện và tương tác van der Walls giảm.
Câu 26:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Trong các hợp chất, ngoài số oxi hoá 1, fluorine còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7.
Muối AgI không tan trong nước, muối AgF tan trong nước.
Fluorine có tính oxi hóa mạnh hơn chlorine.
Dung dịch HF hòa tan được SiO2.
Câu 27:

Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp NaF 0,05M và NaCl 0,1M. Khối lượng kết tủa thu được là

1,345 gam.    
3,345 gam.     
2,875 gam.    
1,435 gam.
Câu 28:

Cho 8,4 gam CaCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2 (đkc). Giá trị của V là

2,24 L.     
2,479 L.
3,36 L.     
3,719 L.