Đề kiểm tra cuối kì II Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo ( Đề 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là:

Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu. 
Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.
Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.
Câu 2:

Khẳng định nào sai khi nói về các loài thực vật?

Cây rau bợ giống cây chua me đất nhưng thuộc nhóm Dương xỉ.
Cây thông là thực vật có thân gỗ lớn, mạch dẫn phức tạp, sinh sản bằng hoa, quả, hạt.
Rêu là những động vật sống ở cạn đầu tiên.
Cây đào có cơ quan sinh sản là hoa, hạt được bảo vệ trong quả.
Câu 3:

Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?

Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.
Câu 4:

Vợt bắt bướm được dùng để bắt các loài động vật nào?

Bướm, ong, giun đất.                 
Kiến, cào cào, chuồn chuồn.
Bướm, cào cào, châu chấu.            
Châu chấu, tôm đồng, chim sâu.
Câu 5:

Dụng cụ để đo độ lớn của lực là

nhiệt kế.
ampe kế.
tốc kế.
lực kế.
Câu 6:

Sự biến dạng của vật là

sự thay đổi hình dạng của một vật.
sự nặng hơn về khối lượng của một vật.
sự lớn hơn về kích thước của một vật.
sự thay đổi cả hình dạng lẫn khối lượng của một vật.
Câu 7:

Mọi vật có khối lượng đều

đẩy nhau một lực.
hút nhau một lực.
không tương tác với nhau.
có thể tích như nhau.
Câu 8:

Đâu không phải là một dạng năng lượng?

Động năng.
Nhiệt năng.
Quang năng.
Vô lăng.
Câu 9:

Hãy sắp xếp thứ tự đúng các bước dùng lực kế để đo lực?

(1) Chọn lực kế thích hợp

(2) Ước lượng độ lớn của lực

(3) Móc vật vào lực kế, kéo hoặc giữ lực kế theo phương của lực cần đo

(4) Điều chỉnh lực kế về số 0

(5) Đọc và ghi kết quả đo

(1), (2), (3), (4), (5).
(2), (1), (3), (4), (5).
(2), (1), (4), (3), (5).
 (2), (1), (3), (5), (4).
Câu 10:

Trái Đất tự quay quanh trục của nó hết

1 giờ.
12 giờ.
24 giờ.
48 giờ.
Câu 11:

Ta có thể phân loại năng lượng theo

nguồn tạo ra năng lượng.
nguồn gốc vật chất của năng lượng.
mức độ ô nhiễm môi trường.
Cả A, B, C đều có thể phân loại theo được.
Câu 12:

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống. Trong hệ Mặt Trời, các … quay quanh Mặt Trời còn các … quay quanh các hành tinh.

hành tinh – vệ tinh.
vệ tinh – vệ tinh.
thiên thể - thiên thể.
vệ tinh – thiên thể.
Câu 13:

Ánh sáng từ Mặt Trăng phát ra vào mỗi đêm tối mà ta nhìn thấy có từ đâu?

Do chính Mặt Trăng phát ra.
Do Trái Đất chiếu sáng.
Do Mặt Trời chiếu sáng.
Do các ngôi sao chiếu sáng.
Câu 14:

Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng

từ Tây sang Đông.
từ Đông sang Tây.
từ Nam sang Bắc.
từ Bắc sang Nam.
Câu 15:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Mặt Trăng là thiên thể tự phát sáng và tự quay quanh nó.
Mặt Trăng là thiên thể không tự phát sáng, có dạng hình cầu.
Mặt Trăng là thiên thể tự phát sáng, có dạng hình tròn.
Mặt Trăng là thiên thể tự phát sáng và quay quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày.
Câu 16:

Ngân Hà là gì?

Ngân hà là một tập hợp dòng sông bạc.
Ngân hà là một tập hợp hàng trăm hành tinh.
Ngân hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn.
Cả A và B đều đúng.