Đề kiểm tra cuối kì II Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo ( Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Lõi dây dẫn điện được làm từ vật liệu nào sau đây?

Nhựa.
Cao su.
Gỗ.
Đồng.
Câu 2:

Nhiên liệu nào sau đây thân thiện với môi trường nhất?

Than đá.
Dầu mỏ.
Xăng.
Biogas.
Câu 3:

Nguyên liệu nào sau đây được dùng để sản xuất nhôm (aluminium)?

Đá vôi.
Cát.
Quặng bauxite.
Nước biển.
Câu 4:

Khí nào sau đây tan tốt trong nước?

Khí ammonia.
Khí carbon dioxide.
Khí oxygen.
Khí hydrogen.
Câu 5:

Ở dương xỉ, ổ túi bào tử thường nằm ở đâu?

Trên đỉnh ngọn.          
Trong kẽ lá.   
Mặt trên của lá.             
Mặt dưới của lá.
Câu 6:

Động vật lớp chim có những đặc điểm nào dưới đây?

(1) Lông vũ bao phủ cơ thể.

(2) Đi bằng hai chân, chi trước biến đối thành cánh.

(3) Đẻ trứng.

(4) Tất cả các loài chim đều biết bay

(1), (2) (3).     
(1), (2), (4).      
(1), (3), (4).       
(2), (3), (4).
Câu 7:

Thủy tức là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?

Ruột khoang.
Giun.
Thân mềm.
Chân khớp.
Câu 8:

Trong thực tiễn, đa dạng sinh học có những vai trò nào sau đây?

(1) Cung cấp oxygen điều hòa không khí.

(2) Cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm.

(3) Cung cấp giống cây trồng.

(4) Cung cấp nguồn vật liệu cho xây dựng.

(1), (2), (3) và (4).           
(2), (3), (4).
(1), (2), (3).
(1), (2), (4).
Câu 9:

Trọng lượng của một quyển sách đặt trên bàn là

lực của mặt bàn tác dụng vào quyển sách.
khối lượng của quyển sách.
cường độ của lực hút của Trái đất tác dụng vào quyển sách.
lượng chất chứa trong quyển sách.
Câu 10:

Chọn phát biểu đúng về lực ma sát.

Trong mọi trường hợp lực ma sát luôn có lợi.
Trong mọi trường hợp lực ma sát luôn có hại.
Lực ma sát luôn cùng hướng với hướng chuyển động của vật.
Khi một vật chuyển động thẳng với tốc độ không đổi, lực ma sát cân bằng với lực kéo vật.
Câu 11:

Đơn vị của năng lượng là

Jun (J).

kW.h.
BTU.
Cả ba phương án trên.
Câu 12:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng? hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

Năng lượng tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

Năng lượng không tự sinh ra và không tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi và truyền từ vật này sang vật khác.
Câu 13:

Khi ta ngồi trong ô tô, nhìn ra bên ngoài ta thấy hàng cây bên đường đang đi về phía ta thì

chuyển động của hàng cây là chuyển động “nhìn thấy”.
chuyển động của ta và ô tô là chuyển động “thực”.
 A và B đều sai.
A và B đều đúng.
Câu 14:

Vào đêm Trung thu hằng năm, ta thường nhìn thấy Trăng có hình dạng gì?

Trăng tròn.
Trăng non.
Trăng bán nguyệt.
Trăng khuyết.
Câu 15:

Trong thiên văn học, đơn vị 1AU được định nghĩa như thế nào?

1 AU là đơn vị thiên văn có chiều dài bằng khoảng cách từ Kim tinh đến Mặt Trời.
1 AU là đơn vị thiên văn có chiều dài bằng khoảng cách từ Thủy tinh đến Mặt Trời.
1 AU là đơn vị thiên văn có chiều dài bằng khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.
1 AU là đơn vị thiên văn có chiều dài bằng khoảng cách từ Thổ tinh đến Mặt Trời.
Câu 16:

Để sản xuất đường ăn từ mía, đầu tiên người ta phải ép thân cây mía để lấy nước mía. Khi đó, thân cây mía được gọi là

vật liệu.
nhiên liệu.
nguyên liệu.
vật thể.