Đề kiểm tra cuối kì II Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức ( Đề 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Vi khuẩn có hình dạng nào sau đây?

Hình que.
Hình xoắn
Hình cầu.
Tất cả các hình dạng trên.
Câu 2:

Vaccine được tạo ra từ chính những mầm bệnh (vi khuẩn hoặc virus) đã chết hoặc làm suy yếu, có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh lây nhiễm. Để đạt hiệu quả phòng bệnh cao, thời điểm tiêm vaccine thích hợp nhất là khi nào?

Khi cơ thể có dấu hiệu bị bệnh.
Khi cơ thể khỏe mạnh.
Trước khi bị bệnh và cơ thể đang khỏe mạnh.
Sau khi khỏi bệnh.
Câu 3:

Trùng kiết lị thường kí sinh ở đâu trên cơ thể người?

Dạ dày.        
Phổi.        
Não.        
 Ruột.
Câu 4:

Nấm là những sinh vật

nhân sơ, đơn bào, sống dị dưỡng.
 nhân thực, đa bào, sống tự dưỡng.
nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng.
 nhân sơ, đơn bào hoặc đa bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng.
Câu 5:

Quan sát hình sau, em hãy cho biết đâu là nấm đảm?

Nấm men, nấm linh chi, nấm đông trùng hạ thảo, nấm bụng dê, nấm kim châm, nấm mèo.
Nấm men, nấm đông trùng hạ thảo, nấm bụng dê, nấm mèo.
Nấm men, nấm đông trùng hạ thảo, nấm bụng dê.
Nấm linh chi, nấm kim châm, nấm mèo.
Câu 6:

Đa dạng sinh học biểu thị rõ nét nhất ở

số lượng tế bào của sinh vật.
số lượng loài sinh vật.
số lượng cây cối trong môi trường.
 số lượng nước trong môi trường.
Câu 7:

Từ “lực” trong câu nào dưới đây chỉ sự kéo hoặc đẩy?

Động lực của tôi là gia đình.
Chiếc máy cẩu này không đủ lực để nâng vật kia lên cao.
 Lực bất tòng tâm.
Học lực của An năm nay đạt học sinh Khá.
Câu 8:

Thả một chiếc thùng phi từ đỉnh một con dốc ta thấy thùng phi lăn được xuống chân dốc. Chuyển động của nó là nhờ tác dụng của

lực ma sát giữa thùng phi và mặt dốc.
 sức đẩy của gió.
trọng lực.
phản lực của mặt dốc tác dụng lên thùng phi.
Câu 9:

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?

Chiếc thuyền đang chuyển động.
Con cá đang bơi.
Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển.
 Mẹ em đang rửa rau.
Câu 10:

Có các loại ma sát:

Ma sát trượt.

Ma sát lăn.
Ma sát nghỉ.
Cả ba ma sát trên.
Câu 11:

Khi đèn pin được bật sáng, các dạng năng lượng xuất hiện là

quang năng và nhiệt năng.
quang năng.
điện năng.
năng lượng âm.
Câu 12:

Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác, từ nơi này sang nơi khác bằng nhiều cách. Theo em, có những cách nào?

Tác dụng lực.
Truyền nhiệt.
A và B đều đúng.
 Một cách khác.
Câu 13:

Chọn từ thích hợp vào ô trống:

Năng lượng ……. là năng lượng lấy từ sức chảy của dòng nước (như thủy triều, sóng biển,….).

 nước.
mặt trời.
gió.
sinh khối.
Câu 14:

Trong cuộc sống hằng ngày, biện pháp nào dưới đây không tiết kiệm năng lượng?

Cách nhiệt cho tường và mái nhà.
Giảm lượng chất thải sinh hoạt.
Không lạm dụng máy sưởi và máy điều hòa.
Rút phích cắm tủ lạnh ra khỏi nguồn điện khi nhiệt độ đã ổn định.
Câu 15:

Hệ Mặt Trời còn được gọi là gì?

Hệ Ngân hà.
Thái Dương hệ.
Hệ Vũ trụ.
Hệ Hành tinh.
Câu 16:

Hệ Mặt Trời nằm ở

trung tâm của ngân hà.
trung tâm một vòng xoắn của ngân hà.
rìa của một vòng xoắn của ngân hà.
Cả A và B.