Đề kiểm tra Địa lý 12 có đáp án - Đề minh họa 3

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, tỉ lệ diện tích lưu vực của các sông ở nước ta theo thứ tự lớn nhất - nhì - ba lần lượt là

A. sông Mê Công, sông Hồng và sông Đồng Nai
B. sông Mê Công, sông Đồng Nai và các sông khác
C. sông Hồng, sông Mê Công và sông Đồng Nai
D. sông Mê Công, sông Hồng và sông Đồng Nai
Câu 2:

Căn cứ vào Atlat địa Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào giáp với cả Lào và Cam-pu-chia?

A. Quảng Nam. 
B. Kon Tum.  
C. Gia Lai.
D. Đắk Lắk.
Câu 3:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17 và trang 4-5, khu kinh tế ven biển Vân Phong thuộc tỉnh

A. Khánh Hòa 
B. Bình Định.  
C. Ninh Thuận.
D. Phú Yên.
Câu 4:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cửa khẩu Lao Bảo thuộc tỉnh

A. Quảng Bình   
B. Quảng Trị.    
C. Thừa Thiên Huế 
D. Kon Tum
Câu 5:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy thủy điện Cửa Đạt được xây dựng trên sông nào sau đây?

A. Sông Đà 
B. Sông Cả.   
C. Sông Gâm  
D. Sông Chu
Câu 6:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, Lạng Sơn thuộc vùng khí hậu

A. Đông Bắc Bộ  
B.  Trung Và Nam Bắc Bộ.
C. Tây Bắc Bộ.      
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 7:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, mỏ crôm cổ Định thuộc tỉnh

A. Ninh Bình. 
B. Nghệ An.  
C. Thanh Hóa.  
D. Hà Tĩnh.
Câu 8:

Mưa lớn, địa hình dốc, lớp phủ thực vật bị mất là nguyên nhân dẫn đến thiên tai nào sau đây?

A. Lũ quét. 
B. Bão.    
C. Động đất.
D. Hạn hán.
Câu 9:

Ưu thế lớn nhất để phát triển ngành công nghiệp chế

A. thị trường tiêu thụ rộng lớn. 
B. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.
C. cơ sở vật chất - kĩ thuật khá hoàn thiện. 
D. nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
Câu 10:

So với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta diễn ra

A. còn chậm nhưng đáp ứng được.   
B. khá nhanh nhưng chưa đáp ứng được.
C. còn chậm và chưa đáp ứng được.  
D. khá nhanh và đã đáp ứng được.
Câu 11:

Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 22 cho biết trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có quy mô lớn là

A. Việt Trì.  
B. Huế.    
C. Cần Thơ. 
D. Vũng Tàu.
Câu 12:

Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 cho biết đô thị nào sau đây thuộc tỉnh Gia Lai?

A. An Khê. 
B. Quy Nhơn.   
C. Kon Tum. 
D. Tuy Hòa.
Câu 13:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Nha Trang thuộc vùng khí hậu nào sau đây?

A. Nam Trung Bộ.  
B. Nam Bộ.  
C. Tây Nguyên.  
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 14:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, nhà máy thủy điện Tuyên Quang nằm trên

A. sông Đà. 
B. sông Cả.
C. sông Chu.
D. sông Gâm.
Câu 15:

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung không có đặc trưng

A. là cửa ngõ thông ra biển của Tây Nguyên và Nam Lào.
B. chất lượng nguồn lao động cao đứng đầu cả nước.
C. có thế mạnh tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng.
D. ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam.
Câu 16:

Dân số đông đem lại thuận lợi nào sau đây cho nền kinh tế nước ta?

A. Chất lượng lao động cao.   
B. Có nhiều việc làm mới.
C. Nguồn lao động dồi dào.  
D. Trình độ dân trí ngày càng được cải thiện.
Câu 17:

Sự tăng trưởng hoạt động nội thương nước ta được thể hiện rõ nhất ở

A. số lao động tham gia vào các hoạt động nội thương.
B. số lượng các cơ sở buôn bán, dịch vụ tiêu dùng.
C. tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.
D. sự phân bố các trung tâm thương mại, các địa điểm buôn bán.
Câu 18:

Nước ta nằm ở

A. trung tâm của bán đảo Đông Dương.
B. vùng ít có các thiên tai như hạn hán, bão, lũ lụt.
C. trong vùng cận nhiệt đới bán cầu Bắc.
D. khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa.
Câu 19:

Tỉnh nào sau đây ở Bắc Trung Bộ có thế mạnh về quặng sắt để phát triển công nghiệp luyện kim đen?

A. Thanh Hóa.
B. Nghệ An.   
C. Hà Tĩnh.  
D. Quảng Bình.
Câu 20:

Hướng chính của các dãy núi ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là

A. vòng cung. 
B. tây-đông. 
C. tây bắc - đông nam.  
D. bắc -nam.
Câu 21:

Các tỉnh phía tây bắc của Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Sơn La, Lai Châu, Thái Nguyên  
B. Điện Biên, Tuyên Quang, Cao Bằng
C. Điện Biên, Tuyên Quang, Cao Bằng  
D. Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình
Câu 22:

Cho bảng số liệu:

LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HUẾ VÀ TP.HỒ CHÍ MINH

(Đơn vị : mm)

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Huế

161,3

62,6

47,1

51,6

82,1

116,7

95,3

104,0

473,4

795,6

580,6

297,4

TP.Hồ Chí Minh

13,8

4,1

10,5

50,4

218,4

311,7

293,7

269,8

327,1

266,7

116,5

48,3

(Nguồn : Sách giáo khoa Địa lí 12 nâng cao, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về chế độ mưa của Huế và TP. Hồ Chí Minh?

A. Tháng có mưa lớn nhất ở Huế là tháng X, ở TP. Hồ Chí Minh tháng IX
B. Tháng có mưa nhỏ nhất ở Huế là tháng III, ở TP. HÒ Chí Minh tháng II
C. Lượng mưa của tháng mưa lớn nhất ở Huế gấp hai lần TP. Hồ Chí Minh.
D. Mùa mưa ở Huế từ tháng VIII -1, ở TP. Hồ Chí Minh từ tháng V - XI
Câu 23:

Biểu hiện nào sau đây không phải của cảnh quan thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam nước ta?

A. Có nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô
B. Sinh vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới.
C. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn như voi, hổ, báo
D. Có các loàỉ thú lông dày, các loài cây chịu hạn
Câu 24:

Điều kiện tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến cơ cấu mùa vụ nông nghiệp ở nước ta?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.     
B. Khí hậu phân hóa đa dạng
C. Địa hình chủ yếu là đồi núi.  
D. Tài nguyên đất đai đa dạng
Câu 25:

Cho biểu đồ về GDP một số quốc gia như sau:

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? (ảnh 1)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Cơ cấu GDP của Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin qua các năm.

B. Chuyển dịch cơ cấu GDP của Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin qua các năm.
C. Quy mô GDP của Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin qua các năm.
D. Tốc độ tăng trưởng GDP của Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin qua các năm.
Câu 26:

Khu vực đồi núi của nước ta không phải là nơi có

A. địa hình dốc, bị chia cắt mạnh.
B. hạn hán, ngập lụt thường xuyên.
C. nhiều hẻm vực, lắm sông suối    
D. xói mòn và trượt lở đất nhiều
Câu 27:

Cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta hiện nay không có đặc điểm sau

A. tập trung một số nơi
B. khá đa dạng
C. có các ngành trọng điểm   
D. có sự chuyển dịch rõ rệt
Câu 28:

Tây Nguyên là vùng đứng đầu cả nước về

A. diện tích cây cà phê 
B. diện tích cây ăn quả
C. trữ năng thủy điện   
D. sản lượng cây cao su
Câu 29:

Công nghiệp năng lượng nước ta không bao gồm ngành

A. sản xuất điện    
B. khai thác than  
C. khai thác bôxit 
D. khai thác dầu khí
Câu 30:

Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, chủ yếu do tác động của

A. tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
C. thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng
D. dân số đông, mật độ dân số cao nhất trong các vùng
Câu 31:

Tuy gia ng tự nhiên dân số giảm, nhưng số dân nước ta vẫn còn tăng nhanh nguyên nhân nước ta có

A. quy mô dân số lớn  
B. số trẻ em đông
C. tuổi thọ ngày càng cao    
D. gia tăng cơ học cao
Câu 32:

Kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng lên khá nhanh trong những năm gần đây không phản ánh nội dung gì sau đây?

A. Để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
B. Chất lượng nguồn lao động nước ta được nâng cao.
C. Sản xuất ngày càng mở rộng và phát triển
D. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn
Câu 33:

Đặc điểm nào sau đây không phải là thế mạnh kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống
B. Vị trí địa lí thuận lợi, hệ thống đê bảo vệ được xây dựng từ lâu đời
C. Là vùng thu hút mạnh nhất lao động có chuyên môn cao
D. Cơ sở vật chất, kĩ thuật khá tốt, đang được cải thiện
Câu 34:

Trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí ở nước ta cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề nào sau đây?

A. Các sự cố về môi trường  
B. Tác động của thiên tai.
  C. Thu hòi khí đồng hành   
D. Liên doanh với nước ngoài.
Câu 35:

Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2017

Quốc gia

Mi-an-ma

Thái Lan

Ma-lai-xi-a

Phi-líp-pin

Diện tích (nghìn km2)

676,6

513,1

330,8

300,0

Dân số (triệu người)

53,4

66,1

31,6

105,0

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)

Theo bảng số liệu, nhận định nào không đúng về mật độ dân số năm 2017 của bốn quốc gia trên?

A. Mi-an-ma có mật độ dân số thấp nhất.
B. Thái Lan có mật độ dân số thấp hơn Phi-líp-pin.
C. Phi-líp-pin cao gấp 2 lần Mi-an-ma.
D. Ma-lai-xi-a cao hơn Mi-an-ma.
Câu 36:

Việc phát triển các nhà máy điện sử dụng than làm nhiên liệu ở nước ta chủ yếu gây ra vấn đề môi trường nào sau đây?

A. ô nhiễm không khí  
B. ô nhiễm nước ngầm
C. ô nhiễm đất đai 
D. ô nhiễm nước mặt
Câu 37:

Thế mạnh nông nghiệp ở trung du và miền núi nước ta là

A. cây lâu năm và chăn nuôi lợn  
B. cây hàng năm vả cây lâu năm
C. chăn nuôi gia cầm và cây hàng năm  
D. cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn
Câu 38:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với tình hình xuất khẩu của nước ta từ sau Đổi mới đến nay?

A. Kim ngạch xuất khẩu nhìn chung tăng qua các năm
B. Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản là các thị trường lớn
C. Kim ngạch xuất khẩu luôn luôn cao hơn nhập khẩu
D. Thị trường được mở rộng và đa dạng hóa.
Câu 39:

Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CHÈ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2017

Năm

2010

2014

2015

2017

Diện tích (nghìn km2)

129,9

132,6

133,6

129,3

Sản lượng (nghìn tấn)

834,6

981,9

1012,9

1040,8

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)

Để thể hiện tình hình sản xuất chè nước ta giai đoạn 2010 - 2017 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Tròn  
B. Đường  
C. Cột
D. Kết hợp
Câu 40:

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên làm gián đoạn thời gian khai thác thủy sản ở nước ta trong năm là

A. có nhiều bão và gió mùa Đông Bắc. 
B. có nhiều đoạn bờ biển bị sạt lở.
C. nguồn lợi thủy sản bị suy giảm.      
D. môi trường ven biển bị ô nhiễm.