Đề kiểm tra GDCD 11 giữa học kì I (đề 1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người là nội dung của khái niệm

A. lao động.
B. sức lao động.
C. vận động.
D. sản xuất vật chất.
Câu 2:

Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là

A. tư liệu lao động.
B. cách thức lao động.
C. đối tượng lao động.
D. hoạt động lao động.
Câu 3:

Một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người được gọi là

A. đối tượng lao động.
B. đối tượng sản xuất.
C. tư liệu sản xuất. 
D. tư liệu lao động.
Câu 4:

Sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực là

A. sức lao động. 
B. lao động. 
C. người lao động.
D. hoạt động.
Câu 5:

Căn cứ vào cơ sở nào dưới đây để phân biệt một vật là đối tượng lao động hay tư liệu lao động?

A. Giá trị của vật đó.
B. Khả năng và giá trị của những vật đó.
C. Nguồn gốc của vật đó. 
D. Mục đích sử dụng gắn với chức năng.
Câu 6:

Hoạt động nào sau đây được coi là lao động?

A. Anh B đang xây nhà. 
B. Ong đang xây tổ.
C. H đang nghe nhạc
D. Chim tha mồi về tổ.
Câu 7:

M tốt nghiệp đại học nhưng không chịu đi làm mà chỉ tham gia tụ tập bạn bè ăn chơi. Việc làm của M không thực hiện trách nhiệm của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Phát triển kinh tế.  
B. Giữ gìn truyền thống gia đình.
C. Củng cố an ninh.
D. Phát huy truyền thống văn hóa.
Câu 8:

Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua

A. giá trị trao đổi. 
B. giá trị sử dụng.
C. giá trị lao động. 
D. giá trị cá biệt.
Câu 9:

Công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của người sử dụng được gọi là

A. Giá trị.

B. giá cả

C. giá trị sử dụng.

D. giá trị cá biệt

Câu 10:

Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán được gọi là

A. đồ vật

B. hàng hóa

C. tiền tệ

D. kinh tế

Câu 11:
Yếu tố nào dưới đây không được coi là hàng hóa?

A. Dịch vụ cắt tóc.

B. Đồ ăn bán ngoài chợ.
C. Dịch vụ giao hàng tại nhà.
D. Rau nhà trồng để ăn.
Câu 12:

Theo công bố của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 14/10/2016: 1 đôla Mỹ đổi được 22.011 Việt Nam đồng. Đó là công bố về

A. tỷ giá giao dịch.
B. tỷ giá hối đoái.
C. tỷ lệ trao đổi. 
D. tỷ giá trao đổi.
Câu 13:

Anh X sau quá trình nghiên cứu, học hỏi đã làm được một sản phẩm dinh dưỡng rất thơm ngon, được người mua phản hồi tốt, số lượng đơn hàng ngày càng tăng. Trong trường hợp này, thị trường đã thực hiện chức năng

A. Chức năng điều tiết sản xuất và tiêu dùng.
B. Chức năng thông tin cho các chủ thể kinh tế.
C. Chức năng kích thích sản xuất và tiêu dùng.
D. Chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị.
Câu 14:

Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa phải phù hợp với

A. thời gian lao động xã hội.
B. thời gian lao động cá nhân.
C. thời gian lao động tập thể. 
D. thời gian lao động cộng đồng.
Câu 15:

Quy luật giá trị tồn tại trong nền sản xuất nào sau đây?

A. Nền sản xuất hàng hoá giản đơn.
B. Nền sản xuất hàng hoá.
C. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
D. Mọi nền sản xuất hàng hoá.
Câu 16:

Việc một cơ sở sản xuất không có lời là do đã quy phạm quy luật cơ bản nào trong sản xuất?

A. Quy luật giá trị.
B. Quy luật giá trị thặng dư
C. Quy luật cung – cầu.
D. Quy luật giá cả hàng hóa.