Đề kiểm tra GDCD 12 giữa học kì 2 có đáp án (Mới nhất) - đề 1

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính phổ cập.
C. Tính rộng rãi.

D. Tính nhân văn.

Câu 2:
Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện
A. bằng quyền lực Nhà nước nước

B. bằng chủ trương của Nhà nước.

C. Chính sách của nhà nước 

D. bằng uy tín của Nhà nước.

Câu 3:

Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước xây dựng, ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Quy định.
B. Quy chế.               
C. Pháp luật.

D. Quy tắc.

Câu 4:

Pháp luật được hiểu là hệ thống các

A. quy tắc sử dụng chung.

B. quy tắc xử sự chung.

C. quy tắc ứng xử riêng.

D. quy định riêng.

Câu 5:

Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới các giá trị cơ bản nhất là

A. trung thực, công minh, bình đẳng, bác ái.     

  B. trung thực, công bằng, bình đẳng, bác ái.

  C. công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.

  D. công bằng, hòa bình, tự do, lẽ phải.

Câu 6:

Khoản 2 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của cha mẹ: “Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên” là thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với

A. kinh tế.
B. đạo đức.
C. chính trị.

D. văn hóa.

Câu 7:

Những người có hành vi trái pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí theo quy định của pháp luật là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.        

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.  

D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Câu 8:

Công ty A và công ty B cùng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh nên đều bị xử phạt hành chính, điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính nghiêm minh của pháp luật.

B. Tính trừng phạt của pháp luật.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính giáo dục của pháp luật.

Câu 9:

Công ty sản xuất nước nước mắm Y đang kinh doanh hiệu quả thì bị báo X đăng tin không đúng sự thật rằng nước mắm của công ty Y có chứa chất gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Trên cơ sở quy định của pháp luật, công ty Y đã đề nghị báo X cải chính thông tin sai lệch này. Sự việc này cho thấy, pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?

A. Pháp luật luôn đứng về phía người sản xuất kinh doanh.

B. Pháp luật bảo vệ mọi nhu cầu của công dân 

C.Pháp luật bảo vệ mọi quyền lợi của công dân.

D. Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Câu 10:
Những hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Ban hành pháp luật

B. Xây dựng pháp luật.

C. Thực hiện pháp luật.       

 D. Phổ biến pháp luật.

Câu 11:

Thực hiện pháp luật là những hoạt động có mục đích làm cho những quy định

A. phù hợp. 
B. chính đáng.        
C. hợp pháp.

D. đúng đắn.

Câu 12:
Chỉ cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền mới được
A. sử dụng pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

Câu 13:

Năng lực trách nhiệm pháp lí của cá nhân bao gồm

A. độ tuổi và nhận thức.

B. độ tuổi và trình độ.

C. độ tuổi và hành vi

D. nhận thức và hành vi.

Câu 14:

Các tổ chức cá nhân sử dụng đúng đắn quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép là hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?

A. Sử dụng pháp luật.                         

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.                 

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 15:

Các cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ của mình, làm những gì mà pháp luật yêu cầu phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?

  A. Sử dụng pháp luật.              

 B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.                       

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 16:

Các cá nhân, tổ chức không làm những gì mà pháp luật cấm là hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?

A. Sử dụng pháp luật.      

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 17:

Tuân thủ pháp luật được hiểu là các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật

A. cho phép làm.                     

B. quy định cấm.

C. quy định phải làm.               

D. không bắt buộc.

Câu 18:

Hành vi trái pháp luật có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ là nội dung khái niệm nào dưới đây?

  A. Thực hiện pháp luật.

B. Vi phạm pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Trách nhiệm pháp lí.

Câu 19:

Cá nhân, tổ chức phải chịu hậu quả bất lợi từ hành vi trái pháp luật thuộc loại trách nhiệm nào?

  A. Trách nhiệm pháp lí.

 B. Trách nhiệm đạo đức.

C. Trách nhiệm xã hội.
D. Trách nhiệm đạo lý.
Câu 20:

Công chức, viên chức nhà nước thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm kỷ luật?

A. Đề xuất hưởng phụ cấp độc hại.

B. Tìm hiểu các nghi lễ tôn giáo.

 C. Nghỉ việc không có lí do chính đáng

D. Từ bỏ mọi hủ tục vùng miền.

Câu 21:

Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự?

A. Trì hoãn thời gian giao hàng.

B. Tổ chức mua bán trẻ em.

C. Hút thuốc lá nơi công cộng.

D. Tham gia lễ hội truyền thống.

Câu 22:

Công dân thực hiện hành vi nào sau đây là thi hành pháp luật?

A. Tìm hiểu dịch vụ trực tuyến.

B. Tham gia bảo vệ môi trường.

C. Theo dõi tư vấn pháp lí.

D. Lựa chọn bảo hiểm nhân thọ.

Câu 23:

Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây thì vi phạm pháp luật hình sự?

A. Định vị sai địa điểm.

B. Đánh cắp bí quyết gia truyền.

C. Tự công khai đời sống của bản thân.

D. Chủ động chia sẻ kinh nghiệm cá nhân.

Câu 24:

Công dân thực hiện hành vi nào sau đây là sử dụng pháp luật?

A. Ủy quyền nghĩa vụ cử tri.

B. Khai báo tạm trú, tạm vắng.

   C. Tuân thủ thỏa ước lao động.

D. Đề nghị thay đổi giới tính.

Câu 25:

Theo quy định của pháp luật người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hành chính?

   A. Hút thuốc lá nơi công cộng.

B. Giao hàng không đúng địa điểm.

C. Từ chối hiến nội tạng.

D. Tài trợ hoạt động khủng bố.

Câu 26:

Ông A là người có thu nhập cao, hàng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông A đã

A. sử dụng pháp luật.   

B. tuân thủ pháp luật.

C. thi hành pháp luật. 

D. áp dụng pháp luật.

Câu 27:

Ông K lừa chị H bằng cách mượn của chị 10 lượng vàng nhưng đến ngày hẹn ông K đã không chịu trả cho chị H số vàng trên. Chị H đã làm đơn kiện ông K ra tòa. Việc chị H kiện ông K là hành vi

A. sử dụng pháp luật.   

B. tuân thủ pháp luật.

 C. thi hành pháp luật. 

D. áp dụng pháp luật.

Câu 28:

Bà H lấn chiếm vỉa hè để bán hàng gây cản trở người đi bộ, khi bị nhắc và xử phạt bà đã không chấp hành và có hành vi chống đối làm 1 chiến sĩ công an bị thương nặng. Hành vi của bà H sẽ bị xử phạt vi phạm

A. dân sự và hành chính.    

B. kỷ luật và hành chính.

C. dân sự và hình sự.  
D. hành chính và hình sự.
Câu 29:

Mọi công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp là thể hiện bình đẳng về

A. bổn phận.
B. trách nhiệm.
C. quyền.     
D. nghĩa vụ.
Câu 30:
Theo quy định của pháp luật, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều
A. được giảm nhẹ hình phạt.

B. Được đền bù thiệt hại 

C. bị xử lí nghiêm minh.

D. bị tước quyền con người 

Câu 31:

Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc nhiều vào yếu tố nào sau đây của mỗi người?

A. Khả năng về kinh tế, tài chính.

B. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh.

C. Các mối quan hệ xã hội.

D. Trình độ học vấn cao hay thấp.

Câu 32:

Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm

A. hòa giải.
B. điều tra.
C. liên đới.
D. pháp lí.
Câu 33:

Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là

A. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.      

B. bình đẳng trước pháp luật.

C. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

D. bình đẳng về quyền con người.

Câu 34:

Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Thay đổi địa bàn cư trú.

B. Xây dựng nguồn quỹ xã hội.

C. Đăng kí hồ sơ đấu thầu.
D. Bảo vệ an ninh quốc gia.
Câu 35:

Hồ Chí Minh nói: “Chủ tịch nước cũng không có đặc quyền” ý nói đến công dân bình đẳng

A. về quyền.

B. Trước pháp luật 

C. về nghĩa vụ.

D. Về trách nhiệm pháp lí 

Câu 36:

Bạn A có học lực giỏi, thuộc diện hộ nghèo, được miễn học phí và được lĩnh học bổng, còn các bạn khác thì không. Trường hợp này, việc được miễn học phí của bạn A thể hiện

A. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

B. bình đẳng về nghĩa vụ.

C. bình đẳng về cơ hội hoàn thiện bản thân

D. bình đẳng về quyền.

Câu 37:

Các anh A, B, C, D cùng được cấp phép kinh doanh thuốc tân dược. Sau khi bị thu hồi giấy phép kinh doanh do nhiều lần trì hoãn nộp thuế, anh A đã nhờ và được anh B đồng ý bán giúp mười hộp thuốc kháng sinh dù biết thuốc đó quá hạn sử dụng. Vốn có mâu thuẫn với anh B, anh C thông tin sự việc trên cho anh D đồng thời làm đơn tố cáo anh B. Ngay lập tức, anh D đã đe dọa tống tiền buộc anh B phải đưa cho mình 5 triệu đồng. Những ai sau đây vi phạm pháp luật hành chính?

A. Các anh A, B, C.

B. Các anh A, B.

C. Các anh A, B, D.

D. Các anh B, D.

Câu 38:

Sau khi bị bạn gái chị L chia tay nhiều lần níu kéo không thành, anh K đã rủ bạn thân anh S đột nhập vào nhà chị L để cướp tài sản. Do lối vào nhà chị L rất kiên cố nên kế hoạch của anh K, anh S không thực hiện được. Ngày hôm sau, anh K tiếp tục rủ anh S đi cùng nhưng anh S nói dối bị ốm không đi được. Sau đó, anh K rủ một người bạn khác là anh T đi cùng, anh T đồng ý với điều kiện chỉ cướp tài sản chứ không giết người. Khi đột nhập vào được nhà chị L và lấy đi một số tài sản có giá trị thì bị bố mẹ chị L phát hiện, anh K đã ra tay giết chết bố mẹ chị L. Mặc dù anh T can ngăn nhưng anh K vẫn tiếp tục ra tay sát hại chị L và em gái chị L rồi mới tẩu thoát. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?

A. Anh K, anh S và anh T.

B. Anh K, anh S và chị L.

C. Anh K và anh S.

D. Anh K và anh T.

Câu 39:

Chủ một nhà hàng là anh K không làm đủ cỗ cưới theo hợp đồng cho bà T. Bà T yêu cầu anh K phải bồi thường gấp đôi như đã thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng anh K không chịu và chỉ bồi thường cho bà T đúng số tiền bằng số cỗ chưa làm. Bà T không đồng ý nên đã gọi con trai của mình là anh Q đến thương lượng với anh K. Không thương lượng được, anh Q đã đập phá cửa hàng của anh K. Thấy vậy, vợ anh K là chị L đã lớn tiếng xúc phạm và đuổi 2 mẹ con bà T ra khỏi cửa hàng. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật dân sự?

A. Anh K và anh Q.
C. Bà T, anh Q và chị L.
Câu 40:

Anh H đang ngồi uống rượu cùng anh Q và anh P tại quán. Bà G, mẹ anh H, gọi về để đưa bà ra bến xe. Anh H xin phép ra về. Trên đường về, anh H va chạm với xe đạp điện của chị M đang đi ngược đường một chiều, khiến chị ngã gãy tay. Anh Q, bạn anh H cùng lúc lái ô tô đi đến, thấy mọi người đang tranh cãi đúng sai. Anh Q định đứng ra dàn xếp giúp anh H để anh về trước. Ông K bán hàng nước trên vỉa hè gần đó chạy đến giúp đỡ chị M và cố tình đẩy đổ xe máy của anh H không cho anh về và yêu cầu anh đưa chị M đến bệnh viện. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?

A. Anh H, P vàchị M.        

B. Anh P, chị M, anh Q và bà G.

C. Anh H, ông K và chị M

D. Ông K, anh H, Q và chị M.