Đề kiểm tra GDCD 12 giữa học kì 2 có đáp án (Mới nhất) - đề 2

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới các giá trị cơ bản nhất là

A. trung thực, công minh, bình đẳng, bác ái.     

B. trung thực, công bằng, bình đẳng, bác ái.

C. công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.  

D. công bằng, hòa bình, tự do, lẽ phải.

Câu 2:

Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện

A. bằng quyền lực Nhà nước.

B. bằng chủ trương của Nhà nước.

C. bằng chính sách của Nhà nước.      

D. bằng uy tín của Nhà nước.

Câu 3:

Những người có hành vi trái pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí theo quy định của pháp luật là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

 D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Câu 4:

Văn bản nào dưới đây, không phải là văn bản pháp luật?

 A. Hiến pháp.

B. Điều lệ Đoàn thanh niên.

C. Luật Dân sự.      

D. Nghị quyết của Quốc hội. 

Câu 5:

Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự?

A. Tham gia hỗ trợ hậu cần tại khu cách ly.      

B. Tổ chức mua bán nội tạng người.

C. Đốt pháo nổ trong đêm giao thừa.

  D. Trì hoãn việc nhập cảnh vì lý do kiểm dịch.

Câu 6:

Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội

A. mang tính phản diện.

B. Được pháp luật bảo vệ 

C. theo chiều hướng tiêu cực.

D. đang được hình thành.

Câu 7:

Trong sản xuất, quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra từng loại hàng hóa phải phù hợp với

A. tất cả các hình thức cạnh tranh.                

B. khả năng thu hút thông qua quảng cáo.

             

C. năng lực điều chỉnh của nhà đầu tư.         

D. thời gian lao động xã hội cần thiết.

Câu 8:

Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua

A. năng lực cải tiến thuật.

B. quá trình trao đổi, mua bán.

C. hình thức sản xuất tự nhiên.

D. kỹ năng vận hành máy móc.

Câu 9:

Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức là

A. áp dụng pháp luật.

B. điều chỉnh pháp luật.

C. bổ sung pháp luật.

D. sửa đổi pháp luật.

Câu 10:

Sự tác động của con người vào tự nhiên, làm biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là

A. hoạt động đầu cơ tích trữ.

B. sở hữu tài sản cá nhân.

C. tăng cường hiệu ứng cạnh tranh.    

D. sản xuất của cải vật chất.

Câu 11:

Khối lượng hàng hóa mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất định tương ứng với mức giá cả và thu nhập xác định gọi

A. cung.
B. thị hiếu.
C. thử nghiệm.

D. cầu.

Câu 12:
Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lí theo
A. mọi ý muốn chủ quan.

B. quy định của pháp luật.

C. hình thức gián đoạn.

D. nguyên tắc bảo trợ.

Câu 13:

Công dân có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí, sử dụng pháp luật khi tự mình thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Từ chối khai báo dịch tễ.
B. Khai thác các loại khoáng sản.       
C. Thay đổi giấy tờ tùy thân.

D.Nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh.

Câu 14:

Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi

A. thực hiện cách ly hội.

B. tăng cường đầu cơ tích trữ.

C. tham gia hoạt động thiện nguyện.

D. hoàn thiện sản phẩm đấu giá.

Câu 15:

Tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri vi phạm nguyên tắc bầu cử khi

A. công khai phiếu bầu mọi người biết.

B. tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu.

C. độc lập lựa chọn ứng cử viên.

D. thực hiện nghĩa vụ bầu cử.

Câu 16:

Công dân có hành vi bịa đặt điều xấu để hạ uy tín của người khác là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về

A. danh dự, nhân phẩm.

B. quy trình bảo trợ.

C. sở hữu tài sản.

D. hình thức tín ngưỡng.

Câu 17:
Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận khi tự mình
A. công khai bí mật quốc gia.

B. chia sẻ thông tin chưa kiểm chứng.

C. bộc lộ mọi tin tức nội bộ.

D. trình bày ý kiến trong cuộc họp.

Câu 18:

Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm buộc mọi chủ thể vi phạm pháp luật phải

A. chấm dứt hành vi trái pháp luật.

B. hủy bỏ chứng cứ bất lợi cho mình.

C. từ chối quyền nhận di sản thừa kế.

D. tổ chức thực nghiệm hiện trường vụ án.

Câu 19:

Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí vi phạm pháp luật hành chính khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Mua bán nội tạng người qua mạng.

B. Thông tin sai lệch về dịch bệnh.

C. Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.       

D. Đề nghị xiết chặt cách ly y tế.

Câu 20:

Theo quy định của pháp luật, nhân viên làm nhiệm vụ chuyển phát phải

A.Theo quy định của pháp luật, nhân viên làm nhiệm vụ chuyển phát phải

B. tiêu hủy thư thất lạc.

C. chuyển thư đến đúng người nhận.

D. niêm yết tài liệu mật.

Câu 21:

Trong quan hệ lao động cụ thể, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện qua hợp đồng

A. dân sự.
B. bảo hiểm.
C. lao động.

D. mua bán.

Câu 22:

Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc

A. dân chủ.
B. thị uy.
C. chuyên quyền.

D. áp đặt.

Câu 23:

Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là mọi người đều có quyền tự do

A. phân chia quỹ phúc lợi.

B. lựa chọn việc làm.

B. lựa chọn việc làm.

D. định đoạt tài sản công.

Câu 24:

Theo quy định của pháp luật, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý trừ trường hợp

A. sử dụng bạo lực.

B. xảy ra ngẫu nhiên.

C. pháp luật cho phép.

D. đã được định sẵn.

Câu 25:
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp không thực hiện theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Công khai.
B. Bình đẳng.
C. Phổ thông.

D. Trực tiếp.

Câu 26:

Nhằm phát hiện, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân là mục đích của quyền nào sau đây?

A. Đấu thầu.
B. Tố cáo.
C. Khiếu nại.

D. Tư vấn.

Câu 27:
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội có nghĩa là quyền của công dân được tham gia thảo luận vào các
A. sự kiện mang tính đột biến.

B. tổ chức phi chính phủ.

C. kế hoạch phát triển nhân.

D. công việc chung của đất nước.

Câu 28:

Làm chết người là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về

A. nhân phẩm của công dân.

B. tính mạng và sức khỏe của công dân.

C. tinh thần của công dân.

D. danh dự của công dân.

Câu 29:

Trên đường về quê bằng xe mô tô, do không làm chủ tốc độ, anh A đã đâm vào bà N là một lão nông đang phơi lúa bên đường khiến bà N bị xây xát nhẹ. Vì anh A từ chối bồi thường, nên bà N đập vỡ gương xe máy của anh A. Anh A và bà N cùng vi phạm pháp luật nào sau đây?

A. Hình sự và dân sự.

B. Dân sự và kỉ luật.

C. Kỉ luật và hành chính.

D. Hành chính và dân sự.

Câu 30:

Anh A vay 50 triệu đồng của ông B. Theo yêu cầu của ông B, anh A đã ép con riêng của vợ mình hiện đang học lớp 9 là cháu M phải bỏ học đến làm thuê tại cơ sở kinh doanh hóa chất của ông B để trừ nợ dù mẹ cháu không đồng ý. Anh A và ông B cùng vi phạm quyền bình đẳng của công dân ở lĩnh vực nào sau đây?

A. Kinh doanh.

B. Kỉ luật và công vụ.

C. Lao động.

D. Hôn nhân và gia đình.

Câu 31:

Thấy con gái mình là chị M bị anh A là chồng thường xuyên đánh đập và đe dọa, ông B đã kể chuyện này với anh D con rể mình. Bức xúc, anh D đã nhờ chị Q bắt cóc con của anh A để trả thù. Phát hiện con mình bị bỏ đói nhiều ngày tại nhà chị Q, anh A đã giải cứu và đưa con vào viện điều trị. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

A. Anh A, anh D và chị Q.

B. Ông B, anh D và chị Q.

C. Anh A, ông B và anh D.

D. Anh A, anh D, ông B và chị Q.

Câu 32:

Phát hiện anh K đào được cổ vật, anh P là trưởng thôn bí mật bám theo anh K để điều tra. Bất ngờ phát hiện anh P đang lục soát tại tầng hầm nhà mình, anh K đã đánh và dùng hung khí đe dọa giết khiến anh P hoảng sợ phải đưa cho anh K 10 triệu đồng để được thoát thân. Anh K không vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

A.   Bất khả xâm phạm về tính mạng.

B. Được pháp luật bảo hộ về sở hữu tài sản 

C. Được pháp luật bảo vệ về sức khỏe 

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở 

Câu 33:

Trong cuộc họp dân phố V, để lấy ý kiến người dân về mức đóng góp xây dựng nông thôn mới. Sợ kế hoạch của mình không được người dân nhất trí, nên ông G tổ trưởng dân phố chỉ thông báo mức đóng góp và nói trong cuộc họp rằng, mức thu này đã được Hội đồng nhân dân xã phê duyệt. Ông G đã vi phạm quyền nào dưới đây?

A.   Quyền khiếu nại tố cáo.

B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội 

C. Quyền thanh tra giám sát 

D. Quyền tự do ngôn luận 

Câu 34:
Anh K là công chức sở X đã lợi dụng vị trí công tác để tạo lập hồ sơ giả rút 3 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để mua căn hộ chung cư và sống cùng người yêu như vợ chồng dù cả hai đều chưa đăng ký kết hôn. Anh K phải chịu những trách nhiệm pháp lí nào sau đây?
A. Hình sự và hành chính.

B. Hành chính và kỉ luật.

C. Kỉ luật và dân sự.

D. Hình sự và kỉ luật.

Câu 35:

Anh M từ chối chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của phường Z. Anh M đã không thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?

A. Thi hành pháp luật.

B. Điều chỉnh pháp luật.

C. Phổ biến pháp luật.

D. Tuyên truyền pháp luật.

Câu 36:
Ngày bầu cử Hội đồng nhân dân, anh B có việc nên nhờ em là anh H đi bỏ phiếu giúp. Tại điểm bỏ phiếu, anh H gặp bạn là S cũng đi bỏ phiếu giúp mẹ là bà D vì hiện tại bà bị bệnh nặng đang nằm viện. Khi chuẩn bị bỏ phiếu, Tổ trưởng tổ kiểm phiếu là ông N đề nghị hai anh H và S cho kiểm tra phiếu trước khi bầu. Trong trường hợp trên, người nào dưới đây đã vi phạm nguyên tắc trực tiếp trong bầu cử?
A. Anh B, Anh H, anh S và D.

B. Anh B, bà D.

C. Anh B, Anh H và anh S.

D. Ông N, Y, anh H và anh S.

Câu 37:

Ông B là chủ tịch, bà P phó chủ tịch, anh G, anh H và chị C là nhân viên, anh K là bảo vệ cùng làm việc tại phường X. Trong một cuộc họp, ông B ngắt lời không cho anh H phát biểu khi anh lên tiếng phê bình chị C. Do anh H phản đối việc bị ngắt lời nên bà P đã yêu cầu anh K buộc anh H phải rời cuộc họp. Vốn có mâu thuẫn từ trước với ông B, anh G đã viết bài chia sẻ sự việc lên mạng xã hội làm cho uy tín của ông B bị ảnh hưởng. Những ai sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân?

A. Bà P, anh K và anh G.

B. Ông B, anh H và anh G.

C. Ông B, anh K và P.

D. Anh H và anh G.

Câu 38:

Sau khi hoàn thiện đủ hồ sơ theo quy định, các chị T, M, N cùng đăng kí kinh doanh nông sản. Vì mâu thuẫn với chị T nên ông B là lãnh đạo cơ quan chức năng chỉ cấp phép cho chị M và chị N. Được chị T cho biết chị M kinh doanh phát đạt, trong khi cửa hàng của mình luôn vắng khách, chị N đã thuê một người lao động tự do là anh K vu khống chị M bán hàng giả cho anh nhiều lần, sau đó chị N liên tục chia sẻ thông tin này lên mạng xã hội khiến lượng khách hàng của chị M giảm sút nghiêm trọng. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Chị N và ông B.

B. Chị T, chị N và ông B.

C. Chị N và chị T.

D. Chị N, anh K và ông B.

Câu 39:

Các chị B, C, D cùng là người kinh doanh thiết bị y tế. Khi dịch bệnh Covid – 19 bùng phát, chị B bán dung dịch sát khuẩn không đạt chuẩn và còn tránh mặt khách hàng khi họ yêu cầu bồi thường. Chị D phát hiện chị C tích trữ một khối lượng lớn khẩu trang y tế nhằm bán với giá cao để trục lợi nên đã báo với bà M là lãnh đạo cơ quan chức năng. Sau khi bà M vô tình làm lộ thông tin và biết chị D là người tố cáo mình, chị C đã ném chất thải vào nhà chị D. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hành chính và dân sự?

A. Chị B, chị C và chị D.

B. Chị B và chị C.

C. Chị C và M.

D. Chị B, chị C và bà M.

Câu 40:

Các anh A, B, C, D cùng được cấp phép kinh doanh thuốc tân dược. Sau khi bị thu hồi giấy phép kinh doanh do nhiều lần trì hoãn nộp thuế, anh A đã nhờ và được anh B đồng ý bán giúp mười hộp thuốc kháng sinh dù biết thuốc đó quá hạn sử dụng. Vốn có mâu thuẫn với anh B, anh C thông tin sự việc trên cho anh D đồng thời làm đơn tố cáo anh B. Ngay lập tức, anh D đã đe dọa tống tiền buộc anh B phải đưa cho mình 5 triệu đồng. Những ai sau đây vi phạm pháp luật hành chính?

A. Các anh A, B, C.

B. Các anh A, B.

C. Các anh A, B, D.

D. Các anh B, D.