Đề kiểm tra GDCD lớp 11 học kì 1 có đáp án (đề 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán được gọi là

A. đồ vật.
B. hàng hóa. 
C. tiền tệ.
D. kinh tế.
Câu 2:

Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người được gọi là

A. vận động. 
B. hoạt động.
C. tác động.
D. lao động.
Câu 3:

Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ được gọi là

A. chợ.
B. kinh tế.  
C. thị trường. 
D. sản xuất.
Câu 4:
Kinh tế nhà nước có vai trò nào sau đây?
A. Cần thiết.
B. Chủ đạo.
C. Then chốt.
D. Quan trọng.
Câu 5:

Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với

A. khả năng thanh toán. 
B. khả năng sản xuất.
C. giá cả và giá trị xác định. 
D. giá cả và thu nhập xác định.
Câu 6:

Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lí kinh tế xã hội là quá trình nào sau đây?

A. Hiện đại hoá.  
B. Công nghiệp hoá.           
C. Tự động hoá.
D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Câu 7:

Trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thành phần kinh tế mới và cũ cùng tồn tại khách quan và

A. có quan hệ với nhau.
B. không liên quan tới nhau.
C. đấu tranh triệt tiêu nhau. 
D. gây khó khăn cho nhau.
Câu 8:

Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa phải phù hợp với

A. thời gian lao động xã hội.   
B. thời gian lao động cá nhân.
C. thời gian lao động tập thể.
D. thời gian lao động cộng đồng.
Câu 9:
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu tăng thì người sản xuất có xu hướng
A. thu hẹp sản xuất.     
B. mở rộng sản xuất.
C. giữ nguyên sản xuất.
D. ngừng sản xuất
Câu 10:

Khái niệm cạnh tranh xuất hiện từ khi

A. xã hội loài người xuất hiện. 
B. con người biết lao động.
C. sản xuất và lưu thông hàng hoá.  
D. ngôn ngữ xuất hiện.
Câu 11:

Một trong những mặt tích cực của quy lụật giá trị là

A. người sản xuất có thể sản xuất nhiều loại hàng hoá.
B. người tiêu dùng mua được hàng hoá có giá trị.
C. người sản xuất ngày càng giàu có, đời sống cao hơn.
D. kích thích lực lượng sản xuất, nâng cao suất lạo động tăng.
Câu 12:

Hai hàng hoá có thể trao đổi được với nhau vì

A. chúng đều có giá trị và giá trị sử dụng.
B. chúng có giá trị sử dụng khác nhau.
C. chúng có giá trị bằng nhau.
D. chúng đều là sản phẩm của lao động.
Câu 13:

Biểu hiện nào dưới đây không phải là cung?

A. Bà H hàng ngày hái rau đem ra chợ bán.
B. Công ty nông sản A thu mua 10 tấn lúa để xuất khẩu.
C. Quần áo được bày bán ở các cửa hàng thời trang.
D. Rau sạch được các hộ gia đình trồng để ăn, không bán.
Câu 14:

Nội dung nào dưới đây nói lên tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay?

A. Do yêu cầu phải phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ của đất nước.
B. Do nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân có chất lượng sống thấp.
C. Do nước ta có nền kinh tế phát triển thấp, là nước nông nghiệp lạc hậu.
D. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Câu 15:
Nội dung nào dưới đây là mặt hạn chế của cạnh tranh?

A. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

B. Khai thác cạn kiệt tài nguyên
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
Câu 16:

Nguyên nhân của cạnh tranh là

A. những nhà sản xuất có quan điểm bất đồng với nhau.
B. các chủ thể kinh tế độc lập, điều kiện và lợi ích khác nhau.
C. các chủ thể kinh tế sản xuất các mặt hàng khác nhau.
D. những nhà sản xuất muốn thi đua với nhau giành các giải thưởng.
Câu 17:

Khi người thợ hầm lò dùng thân gỗ chống hầm cho khỏi sập, tức là nói đến yếu tố nào dưới đây trong quá trình lao động?

A. Đối tượng lao động. 
B. Tư liệu lao động.
C. Sức lao động.
D. Nguyên liệu lao động.
Câu 18:

Dịp cuối năm, cơ sở làm mứt K tăng sản lượng để kịp phục vụ tết. Việc làm của cơ sở K chịu sự tác động điều tiết nào dưới đây của quy luật giá trị?

A. Sản xuất. 
B. Lưu thông.
C. Tiêu dùng. 
D. Phân hóa.
Câu 19:

Chị A dùng thùng xốp đựng hoa quả để di chuyển đến bán cho các cửa hàng. Thùng xốp chị A sửa dụng thuộc thành phần nào của tư liệu lao động?

A. Kết cấu sản xuất. 
B. Hệ thống bình chứa.
C. Kết cấu hạ tầng.
D. Công cụ lao động.
Câu 20:

Gia đình ông A mở cơ sở sản xuất nước mắm bằng nguồn vốn của gia đình. Sau 2 năm kinh doanh có hiệu quả, gia đình ông quyết định mở rộng quy mô sản xuất và thuê thêm 2 nhân công phụ giúp xản xuất. Vậy theo em, cơ sở sản xuất của ông A thuộc thành phần kinh tế nào?

A. Kinh tế tập thể.
B. Kinh tế tư nhân.  
C. Kinh tế Nhà nước.
D. Kinh tế cá thể.