Đề kiểm tra GDCD lớp 11 học kì 1 có đáp án (đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là
A. đối tượng lao động.  
B. cách thức lao động.
C. tư liệu lao động.  
D. hoạt động lao động.
Câu 2:

Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là

A. sản xuất kinh tế. 
B. thỏa mãn nhu cầu.
C. sản xuất của cải vật chất. 
D. quá trình sản xuất
Câu 3:

Công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của người sử dụng được gọi là

A. giá trị.
B. giá cả.  
C. giá trị sử dụng. 
D. giá trị cá biệt.
Câu 4:

Hàng hóa chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa, ở hai dạng là vật thể và phi vật thể. Vì vậy, hàng hóa là một phạm trù mang tính

A. xã hội.
B. lịch sử. 
C. vĩnh viễn. 
D. bất biến.
Câu 5:

Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó là nội dung của

A. quy luật giá trị. 
B. quy luật thặng dư.
C. quy luật kinh tế.
D. quy luật sản xuất.
Câu 6:

Muốn cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, đòi hỏi người sản xuất phải

A. vay vốn ưu đãi của Nhà nước.  
B. sản xuất một loại hàng hóa.
C. nâng cao năng suất lao động.
D. đào tạo gián điệp kinh tế.
Câu 7:

Trên thị trường, giá cả của từng hàng hoá có thể cao hoặc thấp hơn giá trị hàng hoá hình thành trong sản xuất, do ảnh hưởng của

A. chất lượng hàng hoá.
B. công nghệ sản xuất.

C. trình độ người lao động.

D. cạnh tranh, cung – cầu.

Câu 8:

Đối với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, cạnh tranh lành mạnh được xem là

A. nhân tố cơ bản. 
B. động lực kinh tế
C. hiện tượng tất yếu.     
D. cơ sở quan trọng.
Câu 9:

Để giành giật khách hàng và lợi nhuận, một số người không từ những thủ đoạn phi pháp bất lương là thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Nguyên nhân của cạnh tranh.
B. Mặt tích cực của cạnh tranh.
C. Mặt hạn chế của cạnh tranh.
D. Mục đích của cạnh tranh.
Câu 10:

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu tăng thì người sản xuất có xu hướng

A. thu hẹp sản xuất.
B. mở rộng sản xuất.
C. giữ nguyên sản xuất.      
D. ngừng sản xuất.
Câu 11:

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu giảm, cung có xu hướng

A. tăng. 
B. giảm.  
C. giữ nguyên.
D. bằng cầu.
Câu 12:

Trong quá trình tiền đưa vào lưu thông, công thức T- H thể hiện quá trình nào dưới đây?

A. Bán hàng hóa.
B. Mua và bán hàng hóa.
C. Mua hàng hóa.
D. Hàng đổi hàng.
Câu 13:

Sự ganh đua đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa để thu được nhiều lợi nhuận

A. cạnh tranh.
B. thi đua.   
C. kinh doanh.
D. sản xuất.
Câu 14:

“Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa” là một tác động được đề cập đến trong quy luật nào sau đây?

A. Giá trị.
B. Mọi quy luật.
C. Cung, cầu.
D. Cạnh tranh.
Câu 15:
Câu nói “Thương trường như chiến trường” thể hiện nội dung nào dưới đây của cạnh tranh?
A. Tính chất của cạnh tranh.  
B. Chủ thể của cạnh tranh.
C. Mục đích của cạnh tranh.   
D. Nguyên nhân của cạnh tranh.
Câu 16:

Nội dung cốt lõi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay là phát triển mạnh mẽ

A. công nghiệp cơ khí. 
B. khoa học kĩ thuật.              
C. công nghệ thông tin.    
D. lực lượng sản xuất.
Câu 17:

Do phải nâng cao năng suất lao động, giảm thời gian lao động cá biệt nên công ty X đã trang bị máy móc hiện đại. Công ty X đã chịu tác động nào của quy luật giá trị?

A. Phân hóa giàu nghèo.
B. Yêu cầu cạnh tranh lành mạnh.
C. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
Câu 18:

Hãng xe máy Honda trên thị trường Việt Nam thường xuyên tổ chức các chương trình bảo dưỡng xe miễn phí, điều này phản ánh quy luật nào trong sản xuất lưu thông hàng hóa?

A. Cạnh tranh

B. Giá trị

C. Cung - cầu

D. Lưu thông tiền tệ

Câu 19:

Công ty nước mắm A đưa những thông tin sai sự thật làm ảnh hưởng đến sản phẩm nước mắm B. Công ty A đã thể hiện mặt hạn chế nào dưới đây của cạnh tranh?

A. Phân hóa giàu- nghèo.        
B. Thủ đoạn phi pháp, bất lương.
C. Làm rối loạn thị trường.
D. Đầu cơ tích trữ.
Câu 20:

Hai năm trở lại đây đại dịch lợn xảy ra thường xuyên nên ngành chăn nuôi gặp nhiều rủi ro. vậy, ông P đã chuyển từ chăn nuôi lợn thịt để bán chuyển sang trồng các loại nấm cung cấp cho thị trường. Để tăng năng suất lao động chất lượng sản phẩm, ông đặt mua phôi nấm nơi uy tín, mua máy trộn, lọc nguyên liệu cấy phôi đảm bảo 100% phôi nấm phát triển tốt trên giá thể. Việc làm của ông P đã chịu sự tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?

A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng.
B. Điều tiết sản xuất và phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất với nhau.
C. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và điều tiết thông tin thị trường.
D. Điều tiết sản xuất và lưu thông, kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
Câu 21:

Để sản xuất ra một chiếc áo phông, công ty Z phải mất thời gian lao động cá biệt là 4 giờ, trong khi thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra chiếc áo phông cùng loại, cùng chất lượng với chiếc áo đó là 5 giờ. Trong trường hợp này, việc sản xuất của công ty Z đã.

A. thực hiện tốt quy luật giá trị.
B. thực hiện đúng quy luật giá trị.
C. không thực hiện quy luật giá trị.
D. vi phạm yêu cầu quy luật giá trị.
Câu 22:

Để chuẩn bị cho quá trình sản xuất, công ty X đã xây dựng hệ thống nhà xưởng, kho bãi, đồng thời xin phép chính quyền cho mở rộng con đường dẫn vào nhà máy. Nhà xưởng, kho bãi, đường giao thông mà công ty X xây dựng thuộc yếu tố nào sau đây?

A. Công cụ sản xuất.
B. Hệ thống bình chứa của sản xuất.
C. Kế hoạch sản xuất.
D. Kết cấu hạ tầng của sản xuất.
Câu 23:

Trên thị trường có ba người cùng sản xuất một loại hàng hóa. Người thứ nhất sản xuất hết 10 giờ, người thứ hai sản xuất hết 7,5 giờ, người thứ ba sản xuất hết 7 giờ. Trên thị trường, người tiêu dùng chỉ thừa nhận mua bán hàng hóa đó với thời gian 8 giờ. Vậy 10 giờ, 7,5 giờ, 7 giờ lao động thời gian lao động

A. cá biệt.
B. giá trị cần thiết.
C. xã hội cần thiết.
D. giá trị cá biệt.
Câu 24:

Nhà máy sữa TH đã sử dụng robot tự hành trong nhiều khâu của sản xuất. Đồng thời sử dụng phần mềm quản lí kho bãi thông minh trên nền tảng tự động hóa. Việc làm trên của nhà máy TH đã thể hiện quá trình nào sau đây?

A. Hiện đại hóa. 
B. Cơ khí hóa.
C. Công nghiệp hóa. 
D. Chuyên môn hóa.
Câu 25:

Anh G đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Mỗi tháng tổng thu nhập của anh được khoảng 45 triệu tiền Việt Nam. Mỗi tháng anh thuê nhà hết 4 triệu, tiền ăn uống hết 6 triệu, tiền chi tiêu lặt vặt hết 3 triệu, anh cất trữ 2 triệu lấy 10 triệu mua hàng Nhật gửi về cho em gái bán. 20 triệu anh gửi về nhà cho bố mẹ trả nợ. Số tiền nào dưới đây của anh G thực hiện chức năng thanh toán?

A. 4 triệu, 6 triệu, 3 triệu và 20 triệu.
B. 4 triệu, 6 triệu, 3 triệu và 10 triệu.
C. 10 triệu, 20 triệu, 4 triệu, 6 triệu, 3 triệu.
D. 10 triệu, 2 triệu, 20 triệu, 4 triệu, 6 triệu.
Câu 26:

Công ty VP chuyên cung cấp thực phẩm sạch và có uy tín trên thị trường Việt Nam. Vì vậy, công ty VP đã liên kết với các trang trại chăn nuôi cung cấp thịt gia súc, gia cầm cho chuỗi cửa hàng nên được người tiêu dùng rất tin tưởng. Ngoài ra, công ty còn trồng sản xuất các sản phẩm truyền thống đạt tiêu chuẩn Việt Gap. Nhu cầu tiêu dùng tăng nên công ty VP nhập thêm thịt bò, lợn, gà, một số loại rau, củ, quả từ Nhật Bản, Hàn Quốc về bán. Do giá cả cao vậy thịt bò, gà, lợn của công ty không bán được. Những loại hàng hóa nào dưới đây của công ty VP được thị trường Việt Nam thừa nhận giá trị giá trị sử dụng?

A. Thịt bò, gà, lợn nhập khẩu và các sản phẩm truyền thống của công ty .
B. Rau, củ, quả nhập khẩu và các sản phẩm truyền thống của công ty.
C. Thịt bò, gà, lợn, rau, củ, quả nhập khẩu và các sản phẩm truyền thống của công ty.
D. Các loại thực phẩm truyền thống của công ty.
Câu 27:

Trong bài thơ “Bài ca vỡ đất” của Hoàng Trung Thông viết: “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm”. Câu thơ trên thể hiện vai trò quan trọng quyết định của

A. công cụ lao động.
B. tư liệu lao động.
C. sức lao động.    
D. đối tượng lao động.
Câu 28:

Có ba nhóm thợ may, nhóm S làm xong công việc hết 3 giờ, nhóm M làm xong hết 4 giờ, nhóm N làm xong hết 5 giờ, nhóm L làm xong hết 2 giờ. Trong đó hội chấp nhận công việc đó là 4 giờ. Nhóm thợ may nào vận dụng sai quy luật giá trị?

A. Nhóm L.
B. Nhóm N.
C. Nhóm M.
D. Nhóm S.