Đề kiểm tra giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều (Đề 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dụng cụ nào dùng để đựng trộn các hóa chất rắn với nhau hoặc nung các chất ở nhiệt độ cao?

Cốc.    
Bình tam giác.      
Ống nghiệm.      
Bát sứ.
Câu 2:

Khi tiến hành đo cường độ dòng điện một thiết bị điện thì mặt ammeter (ampe kế) hiển thị kết quả sau đây:

Như vậy, cường độ dòng điện đo được có giá trị là

1,8 A. 
0,8 A.
1,8 mA.  
0,8 mA.
Câu 3:

Trong các quá trình sau, quá trình nào xảy ra biến đổi vật lí?

Khí hydrogen cháy.   
Gỗ bị cháy.
Sắt (iron) nóng chảy.
Sắt bị gỉ.
Câu 4:

Phản ứng thu nhiệt là phản ứng trong đó

hỗn hợp phản ứng nhận nhiệt từ môi trường.
các chất sản phẩm nhận nhiệt từ các chất phản ứng.
các chất phản ứng truyền nhiệt cho môi trường.
các chất sản phẩm truyền nhiệt cho môi trường.
Câu 5:

Sản phẩm của phản ứng: iron + hydrochloric acid iron(II) chloride + hydrogen là

iron.  
hydrochloric acid.  
iron(II) chloride.       

iron(II) chloride và hydrogen.

Câu 6:

Cho các quá trình sau:

(1) Sắt (iron) được cắt nhỏ và tán thành đinh.

(2) Vành xe đạp bằng sắt bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ.

(3) Rượu để lâu trong không khí thường bị chua.

(4) Đèn tín hiệu chuyển từ màu xanh sang màu đỏ.

(5) Dây tóc tr1ong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện đi qua.

Số quá trình xảy ra biến đổi hóa học là

4
3
2
1
Câu 7:

Cho sơ đồ phản ứng hóa học dạng chữ: 

Acetic acid + Sodium carbonate Sodium acetate + Carbon dioxide + Nước 

Biểu thức áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho sơ đồ trên.

mAcetic acid + mSodium carbonate = mSodium acetate - mCarbon dioxide - mNước
mAcetic acid + mSodium carbonate = mSodium acetate - mCarbon dioxide + mNước.
mAcetic acid + mSodium carbonate = mSodium acetate + mCarbon dioxide - mNước.
mAcetic acid + mSodium carbonate = mSodium acetate + mCarbon dioxide + mNước.
Câu 8:

Khí nào nhẹ hơn không khí trong các khí sau:

CH4.
CO2. 
SO2.  
H2S.
Câu 9:

Dung dịch là hỗn hợp

của chất rắn trong chất lỏng.    
của chất khí trong chất lỏng.
đồng nhất của chất rắn và dung môi.  
đồng nhất của dung môi và chất tan.
Câu 10:

DCông thức tính nồng độ mol của dung dịch là

CM=mV.
CM=nV.100%.
CM=Vm.
CM=nV.
Câu 11:

Diện tích bề mặt tiếp xúc của _____________càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh.

chất lỏng.    
chất rắn.     
chất khí.       
chất tan.
Câu 12:

Nung đá vôi ở nhiệt độ cao hơn để sản xuất vôi sống. Người ta đã lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trên?

Chất ức chế.    
Nhiệt độ.              
Nồng độ. 
Chất xúc tác.
Câu 13:

Chất nào sau đây là acid?

CaO.
H2SO4.  
NaOH.  
KHCO3.
Câu 14:

Kim loại nào sau đây không tan được trong dung dịch HCl?

Al.  
Ag.
Zn.   
Mg.
Câu 15:

Sodium hydroxide (hay xút ăn da) là chất rắn, không màu, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa ra một lượng nhiệt lớn. Công thức của sodium hydroxide là

Ca(OH)2.   
NaOH.
NaHCO3.    
Na2CO3.
Câu 16:

Nhóm các dung dịch có pH < 7

HCl, NaOH.  
Ba(OH2), H2SO4.   
NaCl, HCl.   
H2SO4, HNO3.