Đề kiểm tra giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dụng cụ nào sau đây không phải là dụng cụ thí nghiệm thông dụng?

Ống nghiệm. 
Bình tam giác.
Kẹp ống nghiệm.    
Đũa tre.
Câu 2:

Ampe kế dùng để

đo hiệu điện thế.
đo cường độ dòng điện.
đo chiều dòng điện.
đo điện năng tiêu thụ.
Câu 3:

Quá trình nào sau đây là biến đổi hoá học?

Đốt cháy cồn trong đĩa.                 
Hơ nóng chiếc thìa inox.
Hoà tan muối ăn vào nước.                
Nước hoa trong lọ mở nắp bị bay hơi.
Câu 4:

Trong phản ứng giữa oxygen với hydrogen tạo thành nước, lượng chất nào sau đây tăng lên trong quá trình phản ứng?

Chỉ có nước.        
Oxygen và hydrogen.
Oxygen và nước.          
Hydrogen và nước.
Câu 5:

Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?

Phản ứng nung đá vôi.
Phản ứng đốt cháy cồn.
Phản ứng đốt cháy than.
Phản ứng đốt cháy khí hydrogen.
Câu 6:

Trong các khí sau: CO2, N2, H2, SO2 có bao nhiêu chất khí nhẹ hơn không khí:

5
4
3
2
Câu 7:

Khối lượng riêng của gạo vào khoảng 1200 kg/m3. Một tấn gạo có thể tích là

0,933 kg.
0,933 dm3.
0,833 m3.
1 200 m3.
Câu 8:

Khi nâng một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi nâng nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì

khối lượng của tảng đá nhỏ đi.
lực đẩy của nước.
khối lượng của nước thay đổi.
lực đẩy của tảng đá.
Câu 9:

Lực nào dưới đây đóng vai trò là áp lực?

Lực kéo của con ngựa lên xe.
Trọng lượng của người ngồi trên giường.
Lực ma sát tác dụng lên vật.
Trọng lượng của bóng đèn treo trên sợi dây.
Câu 10:

Vì sao càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm?

Vì bề dày của khí quyển tính từ điểm đo áp suất càng giảm.
Vì mật độ khí quyển càng giảm.
Vì lực hút của Trái Đất lên các phân tử không khí càng giảm.
Vì cả ba lí do kể trên.
Câu 11:

Những phát biểu nào dưới đây là đúng?

(1) Lấy O2 vào cơ thể là một trong những chức năng của hệ hô hấp.

(2) Việc biến đổi thức ăn thành các chất đơn giản và thải ra phân là vai trò của hệ bài tiết.

(3) Hệ tiêu hoá có chức năng đào thải các chất độc, chất dư thừa.

(4) Vận chuyển máu, cung cấp chất dinh dưỡng, khí O2 cho các tế bào trong cơ thể là một trong những chức năng của hệ tuần hoàn.

(1), (2).
(2), (3).
(3), (4).
(1), (4).
Câu 12:

Cơ quan nào sau đây không thuộc hệ bài tiết?

Thận.
Phổi.
Ruột già.
Da.
Câu 13:

Chức năng nào dưới đây là của cơ vân?

Sinh ra các tế bào máu.
Kết nối các xương trong cơ thể với nhau.
Vận động, dự trữ và sinh nhiệt.
Hoạt động của các nội quan.
Câu 14:

Xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền hơn vì

có thành phần chất hữu cơ nhiều hơn chất khoáng.
có thành phần chất khoáng nhiều hơn chất hữu cơ.
chưa có thành phần chất hữu cơ.
chưa có thành phần chất khoáng.
Câu 15:

Khi nhu động ruột kém hơn bình thường hoặc khi phân trở nên cứng và khó thải ra ngoài thì được gọi là táo bón. Biện pháp nào dưới đây giúp cải thiện tình trạng táo bón?

(1) Ăn nhiều rau xanh;

(2) Hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột và protein;

(3) Uống nhiều nước;

(4) Uống chè đặc.

(2), (3).  
(1), (3).    
 (1), (2).     
 (1), (2), (3).
Câu 16:

Nơi diễn ra sự trao đổi khí với mao mạch là

khí quản.   
phế quản.    
 phế nang.     
thanh quản.