Đề kiểm tra giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo (Đề 4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dụng cụ nào sau đây dùng để lấy hóa chất?

Ống nghiệm. 
Bình tam giác.
Kẹp ống nghiệm.    
Thìa thủy tinh.
Câu 2:

Vôn kế dùng để

đo hiệu điện thế.
đo cường độ dòng điện.
đo chiều dòng điện.
đo pH dung dịch.
Câu 3:

Quá trình nào sau đây là biến đổi hoá học?

Đốt cháy mẩu giấy.      
Bẻ cong thanh nhôm.
Hoà tan đường ăn vào nước.                      
Nước hoa trong lọ mở nắp bị bay hơi.
Câu 4:

Trong phản ứng giữa oxygen với hydrogen tạo thành nước, lượng chất nào sau đây giảm đi trong quá trình phản ứng?

Chỉ có nước.    
Oxygen và hydrogen.
Oxygen và nước.         
Hydrogen và nước.
Câu 5:

Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?

Phản ứng nung đá vôi.
Phản ứng đốt cháy cồn.
 Phản ứng đốt cháy than.
Phản ứng đốt cháy khí hydrogen.
Câu 6:

Trong các khí sau: CO2, N2, H2, SO2 có bao nhiêu chất khí nặng hơn không khí:

5
4
3
2
Câu 7:

Cho biết 2m3 sắt có khối lượng là 15 600 kg. Tính khối lượng riêng của sắt?

2 700 kg/m3.
7 800 kg/m3.
9 800 kg/m3.
17 600 kg/m3.
Câu 8:

Ta thấy trong cốc nước khi bỏ đá vào đá thường nổi lên trên mặt nước vì

khối lượng của đá nhỏ hơn khối lượng của nước.
trọng lượng của đá nhỏ hơn trọng lượng của nước.
khối lượng riêng của đá nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.
 thể tích của đá nhỏ hơn thể tích của nước.
Câu 9:

Muốn tăng áp suất thì

giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.
giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.
tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.

tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.

Câu 10:

Vì sao càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm?

Vì bề dày của khí quyển tính từ điểm đo áp suất càng giảm.
Vì mật độ khí quyển càng giảm.
Vì lực hút của Trái Đất lên các phân tử không khí càng giảm.
Vì cả ba lí do kể trên.
Câu 11:

Cho các hệ cơ quan sau:

(1) Hệ hô hấp                   (2) Hệ sinh dục                (3) Hệ nội tiết

(4) Hệ tiêu hóa                 (5) Hệ thần kinh               (6) Hệ vận động

Hệ cơ quan nào có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể?

(1)(2)(3).               
(3)(5).         
(1)(3)(5)(6).       
(2)(4)(6).
Câu 12:

Loại khớp nào dưới đây không có khả năng cử động?

Khớp giữa xương đùi và xương cẳng chân.
Khớp giữa các xương hộp sọ.
Khớp giữa các đốt sống.
Khớp giữa các đốt ngón tay.
Câu 13:

Xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền hơn vì

có thành phần chất hữu cơ nhiều hơn chất khoáng.
có thành phần chất khoáng nhiều hơn chất hữu cơ.
chưa có thành phần chất hữu cơ.
chưa có thành phần chất khoáng.
Câu 14:

Bộ phận trong ống tiêu hóa có kích thước dài nhất là

ruột non.       
dạ dày. 
thực quản.   
ruột già.
Câu 15:

Dinh dưỡng là

các chất có trong thức ăn, có vai trò cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho cơ thể.
các chất có trong thức ăn, có vai trò cung cấp nguyên liệu nhưng không sinh năng lượng cho cơ thể.  
quá trình biến đổi cơ học và biến đổi hoá học diễn ra trong ống tiêu hoá của người.         
quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng để duy trì sự sống của cơ thể.
Câu 16:

Đơn vị cấu tạo của phổi là

phế quản.
thanh quản.
khí quản.
phế nang.