Đề kiểm tra giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức (Đề 1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dụng cụ nào sau đây dùng để đo lường thể tích của dung dịch?

Ống đong.
Ống nghiệm.    
Lọ đựng hóa chất
Chén nung.
Câu 2:

Cầu chì (fuse) được sử dụng để

đo dòng điện, điện áp, công suất và năng lượng điện cung cấp cho mạch điện.  
nhằm phòng tránh các hiện tượng quá tải trên đường dây gây cháy nổ.   
chuyển đổi điện áp xoay chiều thành điện áp một chiều.
đo cường độ dòng điện trong mạch điện.
Câu 3:

Sự biến đổi hóa học là

hiện tượng chất bị biến đổi tạo ra chất khác.            
hiện tượng chất bị biến đổi hình dạng.
hiện tượng chất bị biến đổi trạng thái.             
hiện tượng chất bị biến đổi kích thước.
Câu 4:

Phản ứng hóa học là

quá trình biến hợp chất thành đơn chất.             
quá trình biến đổi trạng thái của chất.
quá trình biến đổi chất này thành chất khác.       
quá trình biến một chất thành nhiều chất.
Câu 5:

Dấu hiệu nào giúp ta có khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra?

Có chất kết tủa (chất không tan).
Có chất khí thoát ra (sủi bọt).
Có sự thay đổi màu sắc.              
Một trong số các dấu hiệu trên.
Câu 6:

Dung dịch là hỗn hợp …. của chất tan và dung môi”. Từ còn thiếu trong dấu “…” là

huyền phù.     
đồng nhất.         
chưa đồng nhất.     
chưa tan.
Câu 7:

Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

Môi trường.     
Nhiệt độ.              
Áp suất.        
Loại chất.
Câu 8:

Cồn cháy được là do phản ứng với khí oxygen, tạo ra khí carbon dioxide và hơi nước. Phương trình chữ nào biểu thị đúng cho phản ứng trên?

Cồn + khí oxygen → carbon dioxide.
Cồn + khí oxygen → carbon dioxide + hơi nước.
Cồn + khí oxygen → hơi nước.
Cồn → hơi nước + carbon dioxide.
Câu 9:

Để đánh giá mức độ diễn ra nhanh hay chậm của phản ứng hóa học người ta dùng khái niệm nào sau đây?

Tốc độ phản ứng.
Cân bằng hóa học.
Phản ứng thuận nghịch.
Phản ứng một chiều.
Câu 10:

Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?

Nhiệt độ.    
Xúc tác.        
Áp suất.          
Nồng độ.
Câu 11:

Chất nào sau đây là acid?

NaOH. 
CaO.  
KHCO3       
H2SO4.
Câu 12:

Hydrochlric acid được dùng nhiều trong ngành nào?

Nông nghiệp.
Công nghiệp.
Du lịch. 
Y tế.
Câu 13:

Base tan và base không tan có tính chất hoá học chung là

làm đổi màu giấy quỳ tím sang đỏ.         
tác dụng với dung dịch acid.       
còn có tên gọi khác là kiềm.                          
Làm dung dịch phenlphtalein hóa hồng.
Câu 14:

Các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào có sự biến đổi hoá học:

1. Iron được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh

2. Vành xe đạp bằng iron bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ

3. Rượu để lâu trong không khí thường bị chua

4. Đèn tín hiệu chuyển từ màu xanh sang màu đỏ

5. Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện đi qua

1, 2, 3, 4.   
1, 2, 4, 5.             
2, 3.    
1, 3, 4, 5.
Câu 15:

Khí nào nặng hơn không khí trong các khí sau

CH4.  
CO2.
NH3.  
H2.
Câu 16:

Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch NaOH?

Na2CO3. 
KOH.              
HCl.    
KCl.