Đề kiểm tra giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dụng cụ sau đây có tên gọi là gì?

 

 

Cốc thủy tinh.     
Bình tam giác.           
Lọ đựng hóa chất.        
Ống đong.
Câu 2:

Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu một thiết bị sử dụng điện thì cần sử dụng thiết bị nào sau đây?

Huyết áp kế.          
Ammeter.      
Voltmeter.         
Watt meter.
Câu 3:

Kí hiệu cảnh báo nào sau đây dùng để chỉ các chất ăn mòn?

Câu 4:

Thao tác lấy hóa chất nào sau đây chưa chính xác?

Dùng thìa thủy tinh để lấy hóa chất dạng lỏng.

Dùng thìa xúc hóa chất để lấy hóa chất rắn dạng bột.
Dùng kẹp gắp hóa chất để lấy hóa chất rắn dạng miếng.
Dùng ống hút nhỏ giọt để lấy hóa chất dạng lỏng.
Câu 5:

Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không xảy ra biến đổi hóa học

Giấy cháy thành than.
Vôi sống tác dụng với nước tạo thành vôi tôi.
Sắt bị gỉ biến thành gỉ sắt.
Nước trong ao hồ bị bốc hơi thành nước.
Câu 6:

Chọn đáp án đúng

Tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.
Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.
Tổng khối lượng sản phẩm lớn hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.
Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn hoặc bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.
Câu 7:

Khối lượng riêng của nhôm là 2 700 kg/m3. Khối lượng 1 m3 nhôm là

2 700 kg.
2 700 N.
2 700 kg/m3.
2 700 N/m3.
Câu 8:

Muốn đo khối lượng riêng của một khối gỗ hình hộp chữ nhật, ta cần dùng những dụng cụ nào sau đây?

Chỉ cần dùng một cái cân và một cái thước.
Chỉ cần dùng một cái lực kế và một cái thước.
Chỉ cần dùng một cái bình chia độ.
Cần dùng một cái cân và một cái bình chia độ.
Câu 9:

Chọn phương án sai.

Áp suất tỉ lệ với diện tích bị ép (khi áp lực không đổi).
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Áp suất ti lệ với áp lực (khi diện tích bị ép không đổi).
Áp suất là độ lớn áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
Câu 10:

Trong một thùng chứa nước, nước ở đáy chịu áp suất:

nhỏ hơn nước ở trên miệng thùng.
như ở trên miệng thùng.
lớn hơn nước ở miệng thùng.
nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tùy theo điều kiện bên ngoài.
Câu 11:

Cơ thể người được phân chia thành mấy phần? Đó là những phần nào?

3 phần: đầu, thân và chân.             
2 phần: đầu và thân    
3 phần: đầu, thân và các chi.
3 phần: đầu, cổ và thân.
Câu 12:

Hệ cơ quan nào dưới đây có các cơ quan phân bố ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể người?

Hệ tuần hoàn.
Hệ hô hấp.
Hệ tiêu hoá.
Hệ bài tiết.
Câu 13:

Hệ vận động của người có chức năng

nâng đỡ và bảo vệ cơ thể.    
tạo ra hình dạng cơ thể.
giúp con người vận động.
nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, tạo ra hình dạng, duy trì tư thế và giúp con người vận động.
Câu 14:

Xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền hơn vì

thành phần hữu cơ nhiều hơn chất khoáng.
thành phần hữu cơ ít hơn chất khoáng.
chưa có thành phần khoáng.
chưa có thành phần hữu cơ.
Câu 15:

Người béo phì nên ăn nhiều loại thực phẩm nào dưới đây?

Đồ ăn chiên, xào.
Nước uống có ga.
Đồ ăn chứa nhiều tinh bột.
Rau xanh.
Câu 16:

Khi chúng ta thở ra thì

xương ức và xương sườn hạ xuống, cơ hoành dãn ra khiến thể tích lồng ngực tăng.
xương ức và xương sườn nâng lên, cơ hoành dãn ra khiến thể tích lồng ngực giảm.
xương ức và xương sườn nâng lên, cơ hoành dãn ra khiến thể tích lồng ngực tăng.
xương ức và xương sườn hạ xuống, cơ hoành dãn ra khiến thể tích lồng ngực giảm.