Đề kiểm tra giữa học kì 2 Hóa học 8 có đáp án (Mới nhất) (Đề 6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Chất nào là oxit?
A. H2SO4;
B. CO;
C. KClO3;
D. CaCO3.
Câu 2:

Có 2 khí không màu là O2 và H2 được chứa trong 2 bình riêng biệt. Sử dụng dụng cụ hoặc hoá chất nào để nhận ra khí O2:

A. Nước;
B. Que đóm cháy dở còn tàn đỏ;
C. Que đóm;
D. Kim loại kẽm.
Câu 3:
CO2 là sản phẩm thu được khi đốt cháy chất nào trong khí oxi?
A. Lưu huỳnh;
B. Sắt;
C. Canxi;
D. Cacbon.
Câu 4:
Chất nào là oxit bazơ?
A. N2O5;
B. SO3;

C. SO2;

D. Na2O.
Câu 5:
Thành phần % của khí oxi trong không khí là:
A. 78%;
B. 21%;
C. 100%;
D. 1%.
Câu 6:
Dãy nào đều là oxit axit?
A. Fe2O3, CaO, MgO;
B. SO2, CO2, P2O5;
C. CO2, P2O5, CaO;
D. FeO, CaO, SO3;
Câu 7:
Để đốt cháy hoàn toàn 1,2 gam C cần dùng bao nhiêu lít không khí ở đktc?
A. 5,6 lít;
B. 2,24 lít;
C. 11,2 lít;
D. 4,48 lít.
Câu 8:
Chất dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là:
A. Không khí;
B. H2O;
C. CaCO3;
D. KClO3.
Câu 9:
Khi ta muốn đốt 1 khúc gỗ, một trong các điều kiện để khúc gỗ đó cháy là:

A. khúc gỗ đó phải nóng đến nhiệt độ cháy;

B. phải đủ khí CO2;
C. cần phải ngâm khúc gỗ đó trong nước;
D. phải có chất xúc tác.
Câu 10:
Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí là do khí oxi:
A. nặng hơn không khí;
B. không mùi;
C. ít tan trong nước;
D. không màu.
Câu 11:
Tên gọi của hợp chất SO3 là:
A. lưu huỳnh(VI) oxit;
B. lưu huỳnh(III) oxit;
C. lưu huỳnh trioxit;
D. sắt oxit.
Câu 12:
Phản ứng hoá hợp là:
A. 2Fe+3Cl2to2FeCl3;
B. ZnOH2toZnO+H2O;
C. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2;

D. HCl + NaOH→ NaCl + H2O.

Câu 13:
Phương án nào KHÔNG dùng để dập tắt xăng dầu?
A. Phun CO2 lên đám cháy;
B. Dùng cát phủ lên đám cháy;
C. Dùng chăn bông dày và ướt phủ lên đám cháy;
D. Dùng nước phun lên đám cháy.
Câu 14:
Phản ứng phân huỷ là:
A. 2Zn+O2to2ZnO;
B. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2;
C. 2H2+O2to2H2O;
D. 2AlOH3toAl2O3+3H2O.
Câu 15:
Đốt cháy 3,1 gam photpho trong bình chứa 11,2 lít khí oxi (đktc). Sau phản ứng trong bình có những chất nào?
A. khí oxi và điphotpho pentaoxit;
B. photpho và điphotpho pentaoxit;
C. photpho, khí oxi và điphotpho pentaoxit;
D. photpho và khí oxi.
Câu 16:
Tên gọi của hợp chất Fe2O3 là:
A. sắt oxit;
B. đisắt trioxit;
C. sắt(III) oxit;
D. sắt(II) oxit.
Câu 17:
Có thể điều chế được bao nhiêu gam O2 từ 31,6 g KMnO4?
A. 16 g;
B. 3,2 g;
C. 6,4 g;
D. 1,6 g.
Câu 18:
Phản ứng hoá học có xảy ra sự oxi hoá là:
A. FeOH2toFeO+H2O;
B. Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl;
C. 2Mg+O2to2MgO;
D. Na2O + H2O→ 2NaOH.
Câu 19:
Hỗn hợp H2 và O2 nổ mạnh nhất với tỉ lệ nH2:nO2 bằng:

A. 2:3;

B. 1:1;
C. 2:1;
D. 1:2.
Câu 20:
Để dập tắt đám cháy do chập điện thì cần:
A. ngắt nguồn điện và dùng các biện pháp chữa cháy;
B. dùng quạt để thổi gió vào đám cháy;
C. cung cấp nhiệt cho các chất nóng đến nhiệt độ cháy;
D. không cần ngắt nguồn điện, phun nước vào đám cháy.