Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Hoá 9 có đáp án (Mới nhất) (Đề 10)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Chất tan trong nước Javen là
A. NaCl
B. NaClO và H2O
C. NaCl và NaClO
D. NaClO
Câu 2:
Kim loại nào trong dãy Al, Ag, Cu, Fe hoạt động hóa học yếu nhất?
A. Al
B. Ag
C. Cu
D. Fe
Câu 3:

Dẫn chất khí (lượng dư) có công thức hóa học CH2 = CH2 qua dung dịch nước brom màu nâu đỏ. Hiện tượng xảy ra là

A. dung dịch brom chuyển sang màu da cam.
B. dung dịch brom mất màu hoàn toàn.
C. dung dịch brom chuyển sang màu xanh.
D. dung dịch nước brom chuyển sang màu vàng.
Câu 4:
Hợp chất chứa cacbon và thuộc loại axit là
A. CO2
B. H2CO3
C. CaCO3
D. CO
Câu 5:
Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều
A. tính kim loại tăng dần.
B. giảm dần của điện tích hạt nhân.
C. tăng dần của điện tích hạt nhân.
D. tính phi kim tăng dần.
Câu 6:
Dựa vào dữ kiện nào trong số các dữ kiện sau đây để có thể phân loại một chất là vô cơ hay hữu cơ?
A. Thành phần nguyên tố
B. Độ tan trong nước
C. Trạng thái (rắn, lỏng, khí)
D. Màu sắc
Câu 7:
Để loại khí SO2 có lẫn trong khí metan, người ta dẫn hỗn hợp qua
A. BaCl2
B. dung dịch H2SO4
C. dung dịch KOH
D. P2O5
Câu 8:

Hiện nay hàm lượng khí CO2 trong khí quyển đang tăng cao gây nên những tác động tiêu cực của “hiệu ứng nhà kính”, làm băng tan và nước biển dâng. Quá trình nào sau đây làm giảm lượng CO2 trong khí quyển?

A. Đốt than
B. Nung vôi
C. Hô hấp
D. Quang hợp
Câu 9:

Trong số các hiđrocacbon sau: C3H6, C3H8, C3H4, hiđrocacbon có thể có liên kết ba trong phân tử là

A. C3H6
B. C3H8
C. C3H4
D. không có hiđrocacbon nào
Câu 10:
Trong cùng một nhóm, theo chiều
A. điện tích hạt nhân tăng, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.
B. điện tích hạt nhân tăng, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.
C. điện tích hạt nhân giảm, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.
D. điện tích hạt nhân giảm, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.
Câu 11:
Ở điều kiện thường, phản ứng etilen tác dụng với dung dịch brom tạo thành đibrometan thuộc loại phản ứng
A. trùng hợp
B. cộng
C. thế
D. hóa hợp
Câu 12:

Metan và etilen đều tác dụng được với

A. Cl2 khi chiếu sáng
B. Br2 trong nước
C. H2 khi có Ni làm xúc tác
D. O2 khi đun nóng
Câu 13:
Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu
A. các chất trong cơ thể sống
B. các hợp chất có trong tự nhiên
C. các hợp chất hữu cơ
D. các hợp chất của cacbon
Câu 14:
Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần?
A. Al, K, Na, Mg.
B. Na, Mg, Al, K.
C. Mg, K, Al, Na.
D. K, Na, Mg, Al
Câu 15:

Cho phương trình hóa học sau: K2CO3 + 2HCl → 2KCl + X + H2O. X là

A. KHCO3
B. Cl2
C. CO
D. CO2
Câu 16:
Axit cacbonic là
A. axit mạnh
B. axit yếu, không bền
C. axit yếu, bền
D. axit mạnh, bền
Câu 17:

Phản ứng hóa học đặc trưng của metan là phản ứng nào?

A. Phản ứng cháy
B. Phản ứng trùng hợp
C. Phản ứng thế
D. Phản ứng cộng
Câu 18:
Dãy gồm các dẫn xuất của hiđrocacbon là
A. C6H6, CaCO3
B. NaNO3, CH3NO2
C. C4H10, C2H6O

D. C2H6O, CH3NO2

Câu 19:
Chất khí có tác dụng kích thích quả mau chín là
A. CH4
B. C2H4
C. CO2
D. C2H6
Câu 20:
CaCO3 có thể tác dụng với
A. KNO3
B. Mg
C. dung dịch NaOH
D. dung dịch HCl
Câu 21:
Dẫn từ từ hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H6 qua dung dịch brom dư
A. có hai khí thoát ra

B. có ba khí thoát ra

C. không có khí thoát ra
D. có một khí thoát ra
Câu 22:

Đốt cháy hoàn toàn 13,44 lít (đktc) hỗn hợp A gồm CH4 và C2H4 rồi cho toàn bộ sản phẩm hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thấy tạo ra 80g kết tủa. Thành phần phần trăm thể tích khí CH4 trong hỗn hợp A là bao nhiêu?

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12; H = 1; O = 16; Ca = 40.

A. 66,67%
B. 25,00%
C. 33,33%
D. 50,00%
Câu 23:
Cặp chất có thể tác dụng với nhau là
A. SiO2 và CO2
B. Si và C
C. SiO2 và NaOH
D. SiO2 và H2O
Câu 24:

Dẫn 4,48 lít CO2 (đktc) qua bình đựng nước vôi trong dư. Khối lượng chất kết tủa tạo thành là bao nhiêu?

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12; O = 16; Ca = 40.

A. 40 gam
B. 100 gam
C. 20 gam
D. 60 gam
Câu 25:

Dẫn 0,1 mol hỗn hợp khí metan và axetilen vào dung dịch brom dư, thấy có 0,06 mol khí thoát ra. Các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Thành phần phần trăm theo thể tích khí metan có trong hỗn hợp là

A. 40%
B. 6%
C. 60%
D. 50%
Câu 26:

Dẫn axetilen qua dung dịch brom dư làm bình chứa dung dịch brom tăng lên a gam, a là khối lượng của

A. brom
B. brom và khí etilen
C. dung dịch brom

D. axetilen

Câu 27:

Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam hiđrocacbon X (gồm hai nguyên tố) thu được 7,2 gam nước. Công thức phân tử của X là

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12; O = 16; H = 1.

A. CH4
B. C4H10
C. C3H8
D. C4H8
Câu 28:

Đốt cháy 1,2 gam cacbon trong bình chứa 4,48 lít khí oxi. Thể tích khí CO2 thu được sau phản ứng ở đktc là bao nhiêu?

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12; O = 16.

A. 44,8 lít
B. 22,4 lít
C. 2,24 lít
D. 4,48 lít
Câu 29:
Có hai khí được đựng riêng biệt trong hai lọ là: clo, hiđro clorua. Để nhận biết từng khí trong mỗi lọ người ta dùng
A. dung dịch NaOH
B. nước
C. giấy quỳ tím ẩm
D. phenolphthalein
Câu 30:

Cho công thức phân tử C3H6. Số công thức cấu tạo khác nhau có thể có ứng với công thức trên là

A. 4
B. 1
C. 2
D. 3