Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Hoá 9 có đáp án (Mới nhất) (Đề 12)
Đây là bản xem thử, hãy nhấn Luyện tập ngay để bắt đầu luyện tập với Sinx
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Câu 1:
Cacbon gồm những dạng thù hình nào?
A. Kim cương, than chì, than gỗ;
B. Kim cương, than chì, cacbon vô định hình;
C. Kim cương, than gỗ, than cốc;
D. Kim cương, than xương, than cốc.
Câu 2:
Than hoạt tính có khả năng giữ trên bề mặt của nó các chất khí, chất tan trong dung dịch. Tính chất đó được gọi là
A. tính hấp thụ;
B. tính hấp phụ;
C. tính chất hóa học;
D. tính chống độc.
Câu 3:
Cacbon monooxit (CO) thuộc loại
A. oxit bazơ;
B. oxit axit;
C. oxit trung tính;
D. oxit lưỡng tính.
Câu 4:
Sục khí CO2 vào dung dịch canxi hiđroxit (Ca(OH)2) dư, muối tạo thành là
A. CaCO3;
B. CaHCO3;
C. Ca(HCO3)2;
D. CaCO3 và Ca(HCO3)2.
Câu 5:
Dãy các chất nào sau đây là muối axit?
A. Ba(HCO3)2, NaHCO3, Ca(HCO3)2;
B. KHCO3, CaCO3, Na2CO3;
C. Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2, CaCO3;
D. Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, BaCO3.
Câu 6:
Cho dung dịch K2CO3 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 hiện tượng của phản ứng là
A. dung dịch chuyển thành màu xanh;
B. tạo kết tủa trắng;
C. không có hiện tượng gì;
D. sủi bọt khí.
Câu 7:
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc
A. điện tích hạt nhân tăng dần;
B. tính phi kim tăng dần;
C. nguyên tử khối tăng dần;
D. tính kim loại tăng dần.
Câu 8:
Chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. CaCO3;
B. C2H5ONa;
C. CO2;
D. NaHCO3.
Câu 9:
Dãy các chất nào sau đây đều là hiđrocacbon?
A. CH4, C2H2, C2H5Cl;
B. C2H4, CH4, C2H5Cl;
C. C2H4O, C2H4, C2H2;
D. C2H6, C4H10, C2H4.
Câu 10:
Trong số các chất: CH4, C2H6, C3H8, C2H4, C2H2 thì chất nào có hàm lượng cacbon cao nhất?
A. C2H2;
B. C2H4;
C. C3H8;
D. CH4.
Câu 11:
Số liên kết đơn trong phân tử C2H6 là
A. 2;
B. 6;
C. 7;
D. 8.
Câu 12:
Hợp chất C2H6O có bao nhiêu công thức cấu tạo?
A. 1;
B. 2;
C. 3;
D. 4.
Câu 13:
Tính chất vật lí cơ bản của metan là
A. chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước;
B. chất khí, không màu, tan nhiều trong nước;
C. chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí, ít tan trong nước;
D. chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.
Câu 14:
Cho các chất sau: H2O, HCl, Cl2, O2, CO2. Khí metan phản ứng được với
A. H2O, HCl;
B. Cl2, O2;
C. HCl, Cl2;
D. O2, CO2.
Câu 15:
Hóa chất nào sau đây được dùng để phân biệt hai chất CH4 và C2H4?
A. Dung dịch brom;
B. Dung dịch phenolphtalein;
C. Quỳ tím;
D. Dung dịch bari clorua.
Câu 16:
Dẫn hỗn hợp khí X gồm etilen và khí metan đi từ từ quan dung dịch brom dư. Khí thoát ra là
A. metan;
B. etilen;
C. cả hai khí;
D. không có khí nào.
Câu 17:
Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon thu được 4,48 lít khí CO2 đo ở đktc và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của hiđrocacbon đó là
A. C2H6;
B. C2H4;
C. CH4;
D. C2H2.
Câu 18:
Cho các chất sau: CH3 – CH3; CH ≡ CH; CH2 = CH2; CH4, CH ≡ C – CH3. Số chất làm mất dùng dung dịch brom là
A. 1;
B. 2;
C. 3;
D. 4.
Câu 19:
Phát biểu nào đúng về dầu mỏ?
A. Là một đơn chất, sôi ở nhiệt độ xác định;
B. Là hỗn hợp sôi ở nhiệt độ xác định;
C. Là một hợp chất, sôi ở nhiệt độ xác định;
D. Là hỗn hợp, nhiệt độ sôi không xác định
Câu 20:
Trong các chất sau, chất nào không phải là nhiên liệu?
A. Than, củi;
B. Axit sunfuric đặc;
C. Dầu hỏa;
D. Khí etilen.