Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Hoá 9 có đáp án (Mới nhất) (Đề 4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chất nào tác dụng với khí oxi tạo thành oxit bazơ?

A. Photpho               

B. Lưu huỳnh            
C. Clo                        
D. Magie
Câu 2:

Nguyên liệu được dùng để điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm là

A. H2SO3                   

B. HNO3                   
C. HCl đặc

D. H2SO4

Câu 3:

Sục Cl2 vào nước, thu được nước clo màu vàng nhạt. Trong nước clo có chứa các chất là

A. Cl2, H2O                                                  

B. HCl, HClO

C. HCl, HClO, H2O                                   
D. Cl2, HCl, HClO, H2O
                                       
Câu 4:

Trong các dạng tồn tại của cacbon, dạng nào hoạt động hóa học mạnh nhất? 

A. Tinh thể kim cương

B. Tinh thể than chì

C. Cacbon vô định hình

D. Các dạng đều hoạt động mạnh như nhau
Câu 5:

Đốt cháy cacbon bởi O2, nếu dư thừa oxi thì sau phản ứng thu được khí nào?

A. CO2                                                         

B. O2

C. CO2 và CO dư                                        
D. CO2 và O2
Câu 6:
Dạng thù hình của nguyên tố là

A. Các hợp chất khác nhau của một nguyên tố hóa học                  

B. Các đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên

C. Các nguyên tố có hình dạng khác nhau

D. Các đơn chất có hình dạng khác nhau
Câu 7:
Cho 19,5 gam kim loại M hóa trị II tác dụng với khí clo dư thì thu được 40,8 gam muối. Kim loại M là

A. Zn                         

B. Fe                         
C. Mg                        
D. Cu
Câu 8:

Cho dung dịch NaOH 1M để tác dụng vừa đủ với 2,24 lít khí clo (đktc). Nồng độ mol của muối natri clorua thu được là

A. 2M                        

B. 1M                       
C. 0,5M                     
D. 1,5M
Câu 9:

Khử hoàn toàn 6,4 gam Fe2O3 bằng khí CO dư. Sản phẩm khí thu được cho vào bình đựng nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa màu trắng. Giá trị của m là

A. 10 gam                 

B. 11 gam                 
C. 12 gam                  
D. 14 gam
Câu 10:
Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động của mỏ đá vôi là do có phản ứng:

A. CaCO+ CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.

B. Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH.

C. CaCO3 → CaO + H2O.

D. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.
Câu 11:

Quá trình thổi khí CO2 vào dung dịch NaOH, muối tạo ra theo thứ tự là:

A. NaHCO3, Na2CO3                                   

B. Na2CO3, NaHCO3

C. Na2CO3                                                  
D. Không đủ dữ liệu xác định
Câu 12:

Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là

A. oxi                        

B. cacbon                  
C. silic                       
D. sắt
Câu 13:
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc:

A. Chiều nguyên tử khối tăng dần.

B. Chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

C. Tính kim loại tăng dần.

D. Tính phi kim tăng dần.
Câu 14:
Dãy nào sau đây thể hiện mức độ hoạt động hóa học của kim loại tăng dần:

A. Be, Fe, Ca, Cu.                                        

B. Ca, K, Mg, Al.

C. Al, Zn, Co, Ca.                                     
D. Ni, Mg, Li, Cs.
Câu 15:

Dãy các chất sau là hiđrocacbon:

A. CH4, C2H2, C2H5Cl                                  

B. C6H6, C3H4, HCHO

C. C2H2, C2H5OH, C6H12                            
D. C3H8, C3H4, C3H6
Câu 16:
Hợp chất hữu cơ nào sau đây chỉ gồm liên kết đơn?

A. C3H8; C2H2.                                             

B. C3H8; C4H10

C. C4H10; C2H2                                            
D. C4H10; C6H6(benzen)
Câu 17:

Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên.

B. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất của cacbon.

C. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.

D. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể sống.
Câu 18:

Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ A là CH2Cl. Biết MA = 99. Công thức phân tử của A là

  A. CH2Cl2                  

B. C2H4Cl2               
C. CHCl3                   
D. C2H2Cl3
Câu 19:

Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Metan có nhiều trong khí quyển

B. Metan có nhiều trong mỏ khí, mỏ dầu, mỏ than

C. Metan có nhiều trong nước biển

D. Metan sinh ra trong quá trình thực vật bị phân hủy.
Câu 20:

Những phát biểu nào sau đây không đúng? 

1) Metan tác dụng với clo khi có ánh sáng. 

2) Metan là chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí. 

3) Metan cháy tỏa nhiều nhiệt nên được dùng làm nhiên liệu trong đời sống và trong sản xuất. 

4) Hỗn hợp giữa metan và clo là hỗn hợp nổ. 

5) Trong phân tử metan có bốn liên kết đơn C-H. 

6) Metan tác dụng với clo ở điều kiện thường.

A. 1, 3, 5.                  

B. 1, 2, 6.                  
C. 2, 4, 6.                  
D. 2, 4, 5
Câu 21:

Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành lần lượt là

A. 22,4 lít và 22,4 lít.                                   

B. 11,2 lít và 22,4 lít.

C. 22,4 lít và 11,2 lít.                                          
D. 11,2 lít và 22,4 lít.
Câu 22:

Sản phẩm chủ yếu của một hợp chất hữu cơ khi cháy là

A. khí nitơ và hơi nước.

B. khí cacbonic và khí hiđro.

C. khí cacbonic và cacbon.

D. khí cacbonic và hơi nước.
Câu 23:

Dẫn 5,6 lít (đktc) khí metan và etilen đi qua bình đựng dung dịch nước brom, đã làm mất màu hoàn toàn dung dịch có chứa 4 gam brom. Thể tích khí metan (đktc) trong hỗn hợp là

A. 0,56 lít.                 

B. 5,04 lít.                 
C. 0,28 lít.                 
D. 3,36 lít
Câu 24:

Cho các hợp chất sau: CH4, C2H6, C2H4, H2. Có bao nhiêu chất tác dụng với dung dịch nước brom ở nhiệt độ thường?

A. 1                           

B. 2                           
C. 3                           
D. 4
Câu 25:

Tính chất vật lí của etilen là

A. Chất lỏng, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

B. Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

C. Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nặng hơn không khí.

D. Chất khí, không màu, không mùi, tan tốt trong nước và nhẹ hơn không khí.
Câu 26:

Liên kết C≡C trong phân tử axetilen có

A. một liên kết kém bền dễ đứt ra trong các phản ứng hóa học.

B. hai liên kết kém bền nhưng chỉ có một liên kết bị đứt ra trong phản ứng hóa học.

C. hai liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.

D. ba liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.
Câu 27:

Khi đốt khí axetilen, số mol COvà H2O được tạo thành theo tỉ lệ là

A. 1 : 1.                     

B. 1 : 2                      
C. 1 : 3.                     
D. 2 : 1.
Câu 28:

Tính chất nào không phải của benzen là

A. Dễ thế.                                                     

B.  Khó cộng.       

C. Bền với chất oxi hóa.                             
D. Kém bền với các chất oxi hóa.
Câu 29:
Ở nông thôn có thể dùng phân gia súc, gia cầm, rác hữu cơ để ủ trong các hầm Bio-gas. Dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật yếm khí, chất hữu cơ sẽ phân hủy tạo ra một loại phân bón chất lượng cao. Bio-gas dùng để đun nấu trong gia đình. Nên phát triển các hầm Bio-gas vì

A. Vốn đầu tư không lớn.

B. Đảm bảo vệ sinh môi trường và mầm các bệnh bị tiêu diệt

C. Có nguồn năng lượng sạch và thuận tiện.

D. Tất cả các lý do trên.
Câu 30:

Phương pháp hiện đại để điều chế axetilen hiện nay là

A. Nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao

B. Nhiệt phân canxi cacbua ở nhiệt độ cao

C. Nhiệt phân benzen ở nhiệt độ cao

D. Nhiệt phân etilen ở nhiệt độ cao