Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Hoá 9 có đáp án (Mới nhất) (Đề 8)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Crăckinh dầu mỏ để thu được:
A. hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon có phân tử khối nhỏ hơn;
B. hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon có phân tử khối lớn hơn;
C. dầu thô;
D. hiđrocacbon nguyên chất.
Câu 2:
Trong các loại than dưới đây, loại than già nhất có hàm lượng cacbon trên 90% là:
A. than gầy;
B. than mỡ;
C. than non;
D. than bùn
Câu 3:

Khi đốt khí H2 với O2 sẽ gây nổ. Để hỗn hợp nổ mạnh nhất thì tỉ lệ thể tích giữa H2 và O2 là:

A. 2 : 1;
B. 1 : 2;
C. 1 : 1;
D. 3 : 1.
Câu 4:

Thể tích không khí ( Vkk=5VO2 ) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 lít khí etilen ở đktc là:

A. 12 lít;
B. 13 lít;
C. 14 lít;
D. 15 lít.
Câu 5:

Hoá chất nào sau đây dùng để phân biệt 2 chất CH4 và C2H4 ?

A. Dung dịch brom;
B. Dung dịch phenolphtalein;
C. Quì tím;
D. Dung dịch bari clorua.
Câu 6:

Cho 19 gam hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, sinh ra 4,48 lít khí (đktc). Khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 10,6 gam và 8,4 gam;
B. 16 gam và 3 gam;
C. 10,5 gam và 8,5 gam;
D. 16 gam và 4,8 gam.
Câu 7:

Đốt hoàn toàn V lít (ở đktc) khí thiên nhiên có chứa 96% CH4; 2% N2 và 2% CO2 rồi dẫn toàn bộ sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong dư ta thu được 29,4 gam kết tủa. Giá trị của V là?

A. 6,86 lít;
B. 6,72 lít;
C. 4,48 lít;
D. 67,2 lít.
Câu 8:
Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế được 31,4 gam brombenzen? Biết hiệu suất phản ứng là 85%.
A. 15,6 gam;
B. 13,26 gam;
C. 18,353 gam;
D. 32 gam.
Câu 9:
Dẫn 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí metan và axetilen qua bình đựng dung dịch brom dư có 16 gam brom tham gia phản ứng. Thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:
A. 4,48 lít; 1,12 lít;
B. 3,36 lít; 2,24 lít;
C. 1,12 lít; 4,48 lít;
D. 2,24 lít; 3,36 lít.
Câu 10:
Trong các hiđrocacbon sau khi đốt hiđrocacbon nào sinh ra nhiều muội than?
A. C2H6;
B. CH4;
C. C2H4;
D. C6H6.
Câu 11:

Một hiđrocacbon X có thành phần phần trăm về khối lượng cacbon trong hợp chất là 92,3%.

Hiđrocacbon X là:

A. C2H2;
B. C2H4;
C. C3H6;
D. C3H8.
Câu 12:
Công thức cấu tạo của một hợp chất cho biết:
A. thành phần phân tử;
B. trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử;
C. thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử;
D. thành phần phân tử và sự tham gia liên kết với các hợp chất.
Câu 13:
Để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu người ta dùng biện pháp:
A. phun nước vào ngọn lửa;
B. phủ cát vào ngọn lửa;
C. thổi oxi vào ngọn lửa;
D. phun dung dịch muối ăn vào ngọn lửa.
Câu 14:
Trong phân tử metan có:
A. 4 liên kết đơn C – H;
B. 1 liên kết đôi C = H và 3 liên kết đơn C – H;
C. 2 liên kết đơn C – H và 2 liên kết đôi C = H;
D. 1 liên kết đơn C – H và 3 liên kết đôi C = H.
Câu 15:
Các dạng thù hình của cacbon là:
A. than chì, cacbon vô định hình, vôi sống;
B. than chì, kim cương, canxi cacbonat;
C. cacbon vô định hình, kim cương, canxi cacbonat;
D. kim cương, than chì, cacbon vô định hình.
Câu 16:
Do có tính hấp phụ, nên cacbon vô định hình được dùng làm?
A. trắng đường, mặt nạ phòng hơi độc;
B. ruột bút chì, chất bôi trơn;
C. mũi khoan, dao cắt kính;
D. điện cực, chất khử;
Câu 17:
Nhóm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là:
A. O, F, N, P;
B. F, O, N, P;
C. O, N, P, F;
D. P, N, O, F.
Câu 18:
Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần?
A. K, Ba, Mg, Fe, Cu;
B. Ba, K, Fe, Cu, Mg;
C. Cu, Fe, Mg, Ba, K;
D. Fe, Cu, Ba, Mg, K.
Câu 19:
Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ?
A. CH4, C2H6, CO2;
B. C6H6, CH4, C2H5OH;
C. CH4, C2H2, CO;
D. C2H2, C2H6O, CaCO3.
Câu 20:
Hoá trị của cacbon, oxi, hiđro trong hợp chất hữu cơ lần lượt là:
A. IV, II, II;
B. IV, III, I;
C. II, IV, I;
D. IV, II, I.
Câu 21:
Trong điều kiện nhiệt độ, áp suất không đổi thì khí etilen phản ứng với khí oxi theo tỉ lệ thể tích là:
A. 1 lít khí C2H4 phản ứng với 3 lít khí O2;
B. 1 lít khí C2H4 phản ứng với 2 lít khí O2;
C. 2 lít khí C2H4 phản ứng với 2 lít khí O2;
D. 2 lít khí C2H4 phản ứng với 3 lít khí O2.
Câu 22:

Khí axetilen không có tính chất hóa học nào sau đây?

A. Phản ứng cộng với dung dịch brom;
B. Phản ứng cháy với oxi;
C. Phản ứng cộng với hiđro;
D. Phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng.
Câu 23:
Trong các phản ứng sau phản ứng hóa học đúng là:
A. C6H6 +Br → C6H5Br + H;

B. C6H6 + Br2 Fe,to C6H5Br + HBr;

C. C6H6 + Br2 → C6H6Br2;

D. C6H6 +2Br Fe,toC6H5Br + HBr.

Câu 24:
Dãy oxit phản ứng với cacbon ở nhiệt độ cao tạo thành đơn chất kim loại là:
A. CuO, CaO, Fe2O3;
B. PbO, CuO, ZnO;
C. Fe2O3, PbO, Al2O3;
D. Na2O, ZnO, Fe3O.
Câu 25:
Cho phương trình hóa học sau: X + NaOHNa2CO3 + H2O. X là:
A. CO;
B. NaHCO3;
C. CO2;
D. KHCO3.
Câu 26:
Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 7 electron. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố X là?
A. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là kim loại mạnh;
B. thuộc chu kỳ 7, nhóm III là kim loại yếu;
C. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là phi kim mạnh;
D. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là phi kim yếu.
Câu 27:
Trong chu kỳ 2, X là nguyên tố đứng đầu chu kỳ, còn Y là nguyên tố đứng cuối chu kỳ nhưng trước khí hiếm. Nguyên tố X và Y có tính chất sau:
A. X là kim loại mạnh, Y là phi kim yếu;
B. X là kim loại mạnh, Y là phi kim mạnh;
C. X là kim loại yếu, Y là phi kim mạnh;
D. X là kim loại yếu, Y là phi kim yếu.
Câu 28:
Số công thức cấu tạo của C4H10 là:
A. 3;
B. 5;
C. 2;
D. 4.