Đề kiểm tra giữa học kì I Hóa học 10 Cánh diều ( Đề 5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử gồm các loại hạt là

electron và proton.
proton và neutron.
electron và neutron.
electron, proton và neutron.
Câu 2:

Nhận định nào sai khi nói về neutron?

 Có khối lượng lớn hơn khối lượng electron.
Không mang điện.
Tồn tại trong hạt nhân nguyên tử.
Có khối lượng bằng khối lượng proton.
Câu 3:

Trong nguyên tử, hạt mang điện tích dương là

neutron và proton. 
proton.   
electron.        
neutron.
Câu 4:

Nguyên tử có đường kính nhỏ nhất là

Helium.   
Neon.
Potassium.       
Calcium.
Câu 5:

Trong tự nhiên, lithium có hai đồng vị là 6Li và 7Li với tỉ lệ phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị lần lượt là 7,42% và 92,58%. Nguyên tử khối trung bình của mẫu lithium này (kết quả tính đến hai chữ số thập phân) là

6,07.   
6,50.      
6,90.        
6,93.
Câu 6:

Số hiệu nguyên tử của nguyên tố hoá học bằng

số proton của nguyên tử.
số thứ tự của chu kì.
số thứ tự của nhóm.
số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
Câu 7:

Số neutron (N) trong nguyên tử của một nguyên tố hoá học có thể tính được khi biết số khối A, số hiệu nguyên tử (Z) theo công thức:

A = Z – N.
N = A – Z.    
A = N – Z.        
Z = N + A.
Câu 8:

Phát biểu nào đúng khi nói về các orbital trong một phân lớp electron?

Khác nhau về mức năng lượng.
Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp.
Có cùng sự định hướng không gian.
Có cùng mức năng lượng.
Câu 9:

Orbital s có dạng

 hình bầu dục.     
hình cầu.          
hình tròn.             
hình số tám nổi.
Câu 10:

Theo chiều từ hạt nhân ra ngoài lớp vỏ, các electron được sắp xếp vào các lớp electron. Kí hiệu của các lớp thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư lần lượt là

A, B, C, D.
V, X, Y, Z.
K, L, M, N.
M, N, O, P.
Câu 11:

Số electron tối đa trong lớp L là

2.   

8.  
18.
32.
Câu 12:

Lớp electron là

 tập hợp các electron có mức năng lượng bằng nhau.
tập hợp các electron trong toàn bộ nguyên tử.
tập hợp các electron có mức năng lượng gần bằng nhau.
tập hợp các electron có mức năng lượng cao nhất trong nguyên tử.
Câu 13:

Cấu hình electron của nguyên tử P (Z = 15) là

1s22s22p63s23p3
1s22s22p63s23p5.
1s22s22p63s23p13d2.                       
1s22s22p63s23p23d1.
Câu 14:

Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng, gọi là

chu kì.
ô nguyên tố.
 nhóm.
orbital.
Câu 15:

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện tại có bao nhiêu chu kì?

4.    
5.  
6. 
7
Câu 16:

Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p2. X thuộc

chu kì 3.
chu kì 2.
chu kì 4.
 chu kì 5.
Câu 17:

Nguyên tử calcium có điện tích hạt nhân là +20. Số hạt mang điện có trong nguyên tử calcium là

20.  
40.  
60.
30.
Câu 18:

Nguyên tử N có 7 proton, nguyên tử H có 1 proton. Số lượng hạt proton và electron có trong phân tử NH3

8 proton và 8 electron.
11 proton và 11 electron.
10 proton và 11 electron.
10 proton và 10 electron.
Câu 19:

Nếu phóng đại một nguyên tử vàng lên 1 tỉ (109) lần thì kích thước của nó tương đương một quả bóng rổ (có đường kính 30 cm) và kích thước của hạt nhân tương đương một hạt cát (có đường kính 0,003 cm). Đường kính nguyên tử vàng lớn hơn so với đường kính hạt nhân bao nhiêu lần?

100.  
10000.  
100000.     
1000.
Câu 20:

Số proton và số neutron có trong một nguyên tử aluminium (A1327l) lần lượt là

 12 và 14.        
 13 và 13.               
13 và 15.       
13 và 14.
Câu 21:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Lớp M có 9 phân lớp.
Lớp L có 4 orbital.
Phân lớp p có 3 orbital.
Năng lượng của electron trên lớp K là thấp nhất.
Câu 22:

Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y có một electron ở lớp ngoài cùng 4s. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 3. Nguyên tử X, Y lần lượt là

khí hiếm và kim loại.
kim loại và khí hiếm.
kim loại và kim loại.
phi kim và kim loại.
Câu 23:

Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p3. Phát biểu nào sau đây là sai?

X là một phi kim.
X ở ô số 15 trong bảng tuần hoàn.
 Nguyên tử của nguyên tố X có 9 electron p.
Nguyên tử của nguyên tố X có 3 phân lớp electron.
Câu 24:

Nguyên tố Y ở chu kì 3, nhóm VA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron nguyên tử của Y là

1s22s22p63s23p5.
1s22s22p63s23p3.
1s22s22p63s23p63d54s2.
1s22s22p63s23p63d34s2.
Câu 25:

Hợp kim cobalt được sử dụng rộng rãi trong các động cơ máy bay vì độ bền nhiệt độ cao là một yếu tố quan trọng. Nguyên tử cobalt có cấu hình electron ngoài cùng là 3d74s2. Số hiệu nguyên tử của cobalt là

24.  
25. 
27.  
29.
Câu 26:

Nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn?

[Ne]3s23p3.   
[Ar]3d14s2.    
[Ar]3d74s2.        
 [Ar]3d54s2.
Câu 27:

Nguyên tử của nguyên tố A và B có phân mức năng lượng cao nhất lần lượt là 3d6 và 3p2. Trong bảng hệ thống tuần hoàn, vị trí của Avà B lần lượt là

chu kì 4, nhóm VIA và chu kì 3, nhóm IVA.
chu kì 4, nhóm VIB và chu kì 3, nhóm IIIA.
 chu kì 3, nhóm VIB và chu kì 3, nhóm IVA.
chu kì 4, nhóm VIIIB và chu kì 3, nhóm IVA.
Câu 28:

Cho các phát biểu về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:

(1) Số thứ tự của nhóm luôn luôn bằng số electron ở lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố thuộc nhóm đó.

(2) Số electron ở lớp vỏ ngoài cùng càng lớn thì số thứ tự của nhóm càng lớn.

(3) Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron.

(4) Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một cột có cùng số electron hóa trị.

Số phát biểu đúng là

1.  
2. 
3.    
4.