Đề kiểm tra giữa học kì I Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều ( Đề 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đặc điểm nào dưới đây là biểu hiện của thải bỏ chất thải?

 Con gà ăn thóc.
Con lợn sinh con.
Cây hấp thụ khí cacbonic thải khí oxygen.
Em bé khóc khi người lạ bế.
Câu 2:

Đối tượng nghiên cứu nào sau đây thuộc lĩnh vực Hóa học?

Năng lượng Mặt Trời.
Hệ Mặt Trời.
Hiện tượng quang hợp.
Cánh cửa sắt để ngoài trời một thời gian bị gỉ.
Câu 3:

Quy định nào sau đây thuộc quy định những việc cần làm trong phòng thực hành?

Được ăn, uống trong phòng thực hành.
Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm.
Làm vỡ ống nghiệm không báo với giáo viên vì tự mình có thể tự xử lý được.
gửi nếm các hóa chất.
Câu 4:

Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo khối lượng?

tấn
 tuần
giây
 ngày
Câu 5:

Trong thang nhiệt độ Ken – vin nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu?

0K
273K
00C
320F
Câu 6:

Trong thang nhiệt độ Fa – ren – hai nhiệt độ sôi của nước là bao nhiêu?

1000C
273K
2120F
320F
Câu 7:

Có các vật thể sau: xe máy, xe đạp, con người, con suối, con trâu, bóng đèn, thước kẻ. Số vật thể nhân tạo là

4
 2.  
 2.  
3.   
Câu 8:

Dãy nào sau đây đều gồm các vật sống (vật hữu sinh)?

Cây mía, con ếch, xe đạp.
Xe đạp, ấm đun nước, cái bút.
Cây tre, con cá, con mèo.
Máy vi tính, cái cặp, tivi.
Câu 9:

Ở điều kiện thường, oxygen có tính chất nào sau đây?

 Là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy.
Là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
 Là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ  hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
Là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
Câu 10:

Sự ngưng tụ là

Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất.
Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của chất.
Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể hơi của chất.
Quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng của chất.
Câu 11:

Thành phần nào giúp lục lạp có khả năng quang hợp?

Carotenoid     
Xanthopyll                 
Phycobilin                
Diệp lục
Câu 12:

Thành tế bào ở thực vật có vai trò gì?

Tham gia trao đổi chất với môi trường
Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào
Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào
Tham gia cấu tạo hệ thống nội màng
Câu 13:

Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?

Tăng kích thước của cơ
Khiến cho sinh vật già đi
Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương
 Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể
Câu 14:

Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là?

Hệ cơ quan     
 Cơ quan
Mô             
Tế bào
Câu 15:

Cho các sinh vật sau:

(1) Tảo lục                                 (4) Tảo vòng

(2) Vi khuẩn lam                        (5) Cây thông

(3) Con bướm

Các sinh vật đa bào là?

(1), (2), (5)        
(5), (3), (1)  
(1), (2), (5)            
(3), (4), (5)
Câu 16:

Nhận định nào sau đây là đúng?

Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào
Mô là cấp độ nhỏ hơn để xây dựng lên cấp độ lớn hơn là hệ cơ quan
Cơ thể người chỉ có một hệ cơ quan duy nhất suy trì toàn bộ hoạt động sống của cơ thể.
Thực vật có hai hệ cơ quan là hệ chồi và hệ rễ
Câu 17:

Dạ dày được cấu tạo từ các cấp tộ tổ chức nhỏ hơn nào?

Mô và hệ cơ quan       
 Tế bào và cơ quan
Tế bào và mô              
Cơ quan và hệ cơ quan
Câu 18:

Quan sát hình ảnh trùng roi và trả lời câu hỏi sau.

 

 

Thành phần cấu trúc x (có màu xanh) trong hình bên là gì?

 Lục lạp.             
Nhân tế bào.
Không bào.     
 Thức ăn.
Câu 19:

Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là?

Tế bào   
Cơ quan   
Mô       
Hệ cơ quan
Câu 20:

Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào?

Màu sắc    
Số lượng tế bào tạo thành       
Kích thước                
Hình dạng
Câu 21:

Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực......................với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực

 nằm gần nhau
không có sự tiếp xúc
cách xa nhau
tiếp xúc
Câu 22:

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi ném mạnh một quả bóng tennis vảo mặt tường phẳng. Lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường

làm mặt tường bị biến dạng.
làm biến đổi chuyển động của mặt tường.
không làm mặt tường bị biến dạng.
vừa làm mặt tường bị biến dạng vừa làm biến đổi chuyển động của mặt tường.
Câu 23:

Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực tiếp xúc?

Bạn Lan cầm quyển vở đọc bài.
Viên đá rơi.
Nam châm hút viên bi sắt.
Mặt trăng quay quanh Mặt Trời.
Câu 24:

Người ta dùng búa để đóng một cái cọc tre xuống đất. Lực mà búa tác dụng lên cọc tre sẽ gây ra những kết quả gì

Chỉ làm biến đổi chuyển động cọc tre.
Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của cọc tre
Chỉ làm biến dạng cọc tre.
Vừa làm biến dạng cọc tre vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
Câu 25:

Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực không tiếp xúc?

Bạn An đang xé dán môn thủ công.
Trái táo rơi xuống đất.
Mẹ đang đẩy nôi đưa em bé đi chơi.
Nhân viên đẩy thùng hàng vào kho.
Câu 26:

Buộc đầu dây cao su lên giá đỡ treo vào đầu còn lại một túi nilong đựng nước. Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để biết túi nilong đựng nước tác dụng vào dây cao su một lực?

Túi nilong đựng nước không rơi
Túi nilong đựng nước bị biến dạng
Dây cao su dãn ra
Cả ba dấu hiệu trên
Câu 27:

Trong hoạt động sau, số hoạt động xuất hiện lực tiếp xúc là

(1) Học sinh dùng tay uốn cây thước dẻo.

(2) Thả quyển sách rơi từ trên cao

(3) Thợ rèn dùng búa đập vào thanh sắt nung.

(4) Nam châm để gần thanh sắt.

(5) Máy bay giấy bay lên nhờ gió.

2.
3.
4.
5
Câu 28:

Em hãy xác định vật gây ra lực trong hoạt động nâng tạ?

Quả tạ.
Đôi chân.
Bắp tay.
Cánh tay.
Câu 29:

Em hãy xác định vật chịu tác dụng trực tiếp của lực trong hoạt động giáo viên cầm phấn viết lên bảng?

Giáo viên.
viên phấn.
Bảng.
Bàn tay giáo viên.
Câu 30:

Trong hình dưới, hai nam châm này hút hay đẩy nhau? Lực giữa 2 nam châm là lực tiếp xúc hay không tiếp xúc

 

đẩy nhau, lực tiếp xúc.
hút nhau, lực tiếp xúc.
đẩy nhau, lực không tiếp xúc.
hút nhau, lực không tiếp xúc.