Đề kiểm tra giữa học kì II Hóa học 10 Cánh diều ( Đề 5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phản ứng kèm theo sự cho và nhận electron được gọi là phản ứng

 đốt cháy.
phân huỷ.
trao đổi.
oxi hoá – khử.
Câu 2:

Số oxi hoá của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là

 hoá trị của nguyên tử nguyên tố đó.
giá trị điện tích của nguyên tử nguyên tố đó.
điện tích của nguyên tử nguyên tố đó với giả định đây là hợp chất cộng hoá trị.
điện tích của nguyên tử nguyên tố đó với giả định đây là hợp chất ion.
Câu 3:

Số oxi hóa của iron, oxygen, hydrogen, sodium trong Fe, O2, H2, Na lần lượt là

+3, -2, +1, +1. 
0, 0, 0, 0.           
+2, -2, +1, +1.          
+3, -2, 0, 0.
Câu 4:

Số oxi hoá của calcium (nhóm IIA) trong hợp chất luôn là

+1.  
+2.      
-1.     
-2.
Câu 5:

Trong phản ứng oxi hóa – khử:

chất bị oxi hóa nhận electron và chất bị khử cho electron.
quá trình oxi hóa và quá trình khử xảy ra đồng thời.
chất chứa nguyên tố số oxi hóa cực đại luôn là chất khử.
quá trình nhận electron gọi là quá trình oxi hóa.
Câu 6:

Trong phản ứng oxi hoá – khử, chất nhường electron được gọi là

chất khử.
chất oxi hoá.
acid.
base.
Câu 7:

Cho quá trình Al Al3+ + 3e, đây là quá trình

khử.
oxi hóa.
tự oxi hóa – khử.
nhận proton.
Câu 8:

Phản ứng nào dưới đây không phải phản ứng oxi hoá - khử?

CaCO3toCaO+CO2.
2KClO3to2KCl+3O2.
Cl2+2NaOHNaCl+NaClO+H2O.

4Fe(OH)2 + O2 to 2Fe2O3 + 4H2O

Câu 9:

Phản ứng tỏa nhiệt là

phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.
phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
phản ứng không có sự giải phóng năng lượng.
phản ứng có ∆rH > 0.
Câu 10:

Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng

                       Cu(OH)2(s)toCuO(s)+H2O(l)                  ΔrH2980=+9,0kJ

Phản ứng trên là phản ứng

tỏa nhiệt.
không có sự thay đổi năng lượng.
thu nhiệt.
có sự giải phóng nhiệt lượng ra môi trường.
Câu 11:

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng được kí hiệu là

ΔfH2980
fH.
ΔrH2980
rH.
Câu 12:

Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng ở điều kiện áp suất không đổi gọi là

biến thiên nhiệt lượng của phản ứng.
biến thiên enthalpy của phản ứng.
 enthalpy của phản ứng.
biến thiên năng lượng của phản ứng.
Câu 13:

Điều kiện chuẩn là

điều kiện ứng với áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298 K (25oC).
điều kiện ứng với áp suất 1 atm (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298 K (25oC).
điều kiện ứng với áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 273 K (0oC).
điều kiện ứng với áp suất 1 atm (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 273 K (0oC).
Câu 14:

Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền là

biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa đơn chất đó với hydrogen.
là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa đơn chất đó với oxygen.
bằng 0.
 được xác định từ nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố đó.
Câu 15:

Phương trình hóa học nào dưới đây biểu thị enthalpy tạo thành chuẩn của CO(g)?

2C(than chì) + O2(g) → 2CO(g)
C(than chì) + O(g) → CO(g)
C(than chì12O2(g)CO(g)
C(than chì) + CO2(g) → 2CO(g)
Câu 16:

Cho phản ứng tổng quát: aA + bB → mM + nN. Hãy chọn phương án tính đúng ΔrH298o của phản ứng:

ΔrH298Ko=m×ΔfH298oM+n×ΔfH298oN+a×ΔfH298oA+b×ΔfH298oB
ΔrH298Ko=a×ΔfH298oA+b×ΔfH298oBm×ΔfH298oMn×ΔfH298oN
ΔrH298Ko=m×EbM+n×EbNa×EbAb×EbB
ΔrH298Ko=a×EbA+b×EbBm×EbMn×EbN
Câu 17:

Số oxi hoá của nitrogen trong NH4NO2

0 và +3.      
+5.   
+3.          
-3 và +3.
Câu 18:

Phát biểu nào sau đây về số oxi hoá là không đúng?

Số oxi hoá được viết ở dạng đại số, dấu viết trước, số viết sau.
Trong đơn chất, số oxi hoá của nguyên tử bằng 0.
Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hoá của nguyên tố bằng điện tích ion.
Trong tất cả các hợp chất, số oxi hoá của hydrogen là +1.
Câu 19:

Trong phản ứng hoá học: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + H2, mỗi nguyên tử Al đã

nhận 3 electron.
 nhường 3 electron.
nhận 2 electron.
nhường 2 electron.
Câu 20:

Tổng hệ số cân bằng (là các số nguyên, tối giản) của các chất trong phản ứng dưới đây là

Fe3O4 + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO + H2O

55.     
20.    
 25.     
50.
Câu 21:

Sản xuất gang trong công nghiệp bằng cách sử dụng khí CO khử Fe2O3 ở nhiệt độ cao theo phản ứng sau: Fe2O3+3COt°2Fe+3CO2

 

 

Trong phản ứng trên chất đóng vai trò chất bị khử là

Fe2O3.     
 CO.
Fe.      
 CO2.
Câu 22:

Cho phản ứng nhiệt nhôm: 2Al + Fe2O3  toAl2O3 + 3Fe.

Phát biểu nào sau đây sai?

Al là chất khử.
Fe2O3 là chất oxi hóa.
Sản phẩm khử là Fe.
Câu 23:

Cho các phản ứng sau:

(1) C2H5OH(l) + 3O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(l)       ΔrH2980=1367,0kJ.

(2) N2g+O2gt°2NOg                          ΔrH298o=+179,20kJ.                   

(3) 2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l)                                 ΔrH298o=571,68kJ.

(4) 3H2g+N2gt°2NH3g                       ΔrH298o=91,80kJ.

Số phản ứng toả nhiệt là

1.    
2.
3.       
4.
Câu 24:

Cho hai phương trình nhiệt hóa học sau:

COg+12O2gCO2g                        ΔrH298o=283,00kJ (1)

H2g+F2g2HFg                             ΔrH298o=546,00kJ  (2)

Nhận xét đúng là

Phản ứng (1) xảy ra thuận lợi hơn.
Phản ứng (2) xảy ra thuận lợi hơn.
Cả hai phản ứng đều thu nhiệt.
Phản ứng (1) toả ra nhiều nhiệt hơn.
Câu 25:

Cho các quá trình sau:

a) Nước hóa rắn.

b) Sự tiêu hóa thức ăn.

c) Quá trình chạy của con người.

d) Khí CH4 đốt ở trong lò.

Các quá trỉnh tỏa nhiệt là

 a và b.      
a và c.
b và c.
 a, c và d.
Câu 26:

Cho phản ứng: 2NaCl (s) → 2Na (s) + Cl2 (g)

Biết  ΔfH2980(NaCl)=411,2(kJmol1). Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng này là

-822,4 kJ.
+822,4 kJ.
-411,2 kJ.
+411,2 kJ.
Câu 27:

Cho phản ứng hóa học xảy ra ở điều kiện chuẩn như sau:

2NO2(g) (đỏ nâu) → N2O4(g) (không màu)

Biết NO2 và N2O4 có nhiệt tạo thành chuẩn tương ứng là 33,18 kJ/mol và 9,16 kJ/mol. Phát biểu nào sau đây là đúng?

Phản ứng tỏa nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4.
Phản ứng thu nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4.
Phản ứng tỏa nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2.
Phản ứng thu nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2.
Câu 28:

Cho các phát biểu sau:

(a). Tất cả các phản ứng cháy đều toả nhiệt.

(b). Phản ứng toả nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

(c). Tất cả các phản ứng mà chất tham gia có chứa nguyên tố oxygen đều toả nhiệt.

(d). Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.

(e). Lượng nhiệt mà phản ứng hấp thụ hay giải phóng không phụ thuộc vào điều kiện thực hiện phản ứng và thể tồn tại của chất trong phản ứng.

Số phát biểu đúng là

1.    
2.
3.        
4.