Đề kiểm tra giữa học kì II Lịch sử 9 có đáp án (Mới nhất) (Đề 5)
Đây là bản xem thử, hãy nhấn Luyện tập ngay để bắt đầu luyện tập với Sinx
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Câu 1:
Những nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau:
“Đố ai khởi nghĩa không thành,
Lâm Thao tử tiết cho đành chí trai,
Và ai lên đoạn đầu đài,
Cho trời Yên Bái u hoài đau thương”
“Đố ai khởi nghĩa không thành,
Lâm Thao tử tiết cho đành chí trai,
Và ai lên đoạn đầu đài,
Cho trời Yên Bái u hoài đau thương”
A. Nguyễn Khắc Nhu và Nguyễn Thái Học.
B. Nguyễn Thái Học và Hà Văn Cừ.
C. Phạm Tuấn Tài và Lương Văn Can.
D. Nguyễn Hải Triều và Huỳnh Thúc Kháng.
Câu 2:
Một trong ba phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những năm 1950 - 1953 là
A. đại chúng hóa.
B. phát triển xã hội.
C. củng cố hậu phương.
D. phục vụ dân sinh.
Câu 3:
Tờ báo nào dưới đây do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút trong thời gian hoạt động ở nước ngoài?
A. Thanh niên.
B. Hồn Cách mạng.
C. Tạp chí thư tín quốc tế.
D. Người cùng khổ.
Câu 4:
Trong giai đoạn 1936 - 1939, nhân dân Việt Nam chưa thực hiện
A. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít.
B. giành độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất.
C. kết hợp các hình thức đấu tranh công khai và bí mật.
D. đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Câu 5:
Phong trào cách mạng 1930 – 1931 của Việt Nam đã
A. lật đổ xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật.
B. đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ thành người tự do.
C. chứng minh trên thực tế năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng.
D. tập hợp nhân dân Việt Nam trong một mặt trận dân tộc thống nhất.
Câu 6:
Thủ đoạn nào dưới đây của Nhật Bản đã gây ra nạn khan hiếm lương thực, khiến hơn 2 triệu người Việt Nam chế đói?
A. Thu mua lương thực theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt.
B. Nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương.
C. Thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy”.
D. Tăng các loại thuế rượu, muối lên 3 lần.
Câu 7:
Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946) là do
A. Pháp ráo riết chuẩn bị lực lượng để tiến hành xâm lược Việt Nam.
B. Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ của Liên Xô và một số nước khác.
C. quá trình chuẩn bị lực lượng của Việt Nam cho cuộc kháng chiến đã hoàn tất.
D. Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hòa bình với Pháp được nữa.
Câu 8:
Tổng bí thư Trần Phú đã soạn thảo văn kiện nào dưới đây?
A. Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Chính cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Điều lệ tóm tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 9:
Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 kết thúc khi
A. thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược trở lại Việt Nam.
B. Nhật giao Đông Dương cho quân Trung Hoa Dân quốc.
C. quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật.
D. Nhật cùng thực dân Anh chống phá chính quyền cách mạng.
Câu 10:
Sự kiện nào mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp?
A. Pháp gửi tối hậu thư, yêu cầu Chính phủ Việt Nam giao quyền kiểm soát Hà Nội (18/12/1946).
B. Pháp xả súng vào đoàn người mitting mừng “Ngày Độc lập” ở Sài Gòn – Chợ Lớn (2/9/1945).
C. Quân Pháp đánh úp Ủy ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ Sài Gòn (tháng 9/1945).
D. Pháp cho quân đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở Hải Phòng, Lạng Sơn (tháng 11/1946).