Đề kiểm tra Giữa học kỳ 2 Vật Lý 12 có đáp án ( Mới nhất) - Đề 16
Đây là bản xem thử, hãy nhấn Luyện tập ngay để bắt đầu luyện tập với Sinx
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Câu 1:
Một vật phát được tia hồng ngoại vào môi trường xung quanh thì phải có nhiệt độ
A. bất kì.
B. trên 0o C.
C. cao hơn nhiệt độ môi trường.
D. trên 2000o C.
Câu 2:
Hiện tượng truyền sai lệch so với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản gọi là hiện tượng gì?
A. Tán sắc ánh sáng.
B. Giao thoa ánh sáng.
C. Nhiễu xạ ánh sáng.
D. Khúc xạ ánh sáng.
Câu 3:
Điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa ánh sáng là hai sóng ánh sáng gặp nhau phải
A. cùng tần số.
B. là hai sóng ánh sáng kết hợp.
C. cùng biên độ.
D. có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
Câu 4:
Tia X là sóng điện từ có
A. tần số lớn hơn tần số của tia tử ngoại.
B. tần số nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại.
C. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại.
D. bước sóng lớn hơn 380 nm.
Câu 5:
Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào dưới đây ?
A. Truyền được trong chân không.
B. Có thể bị phản xạ, khúc xạ.
C. Mang năng lượng.
D. Có tốc độ lan truyền phụ thuộc vào môi trường.
Câu 6:
Sóng điện từ
A. không mang năng lượng.
B. không truyền được trong chân không.
C. là sóng dọc.
D. là sóng ngang.
Câu 7:
Chọn phương án sai khi nói về ánh sáng đơn sắc.
A. Không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B. Có một màu nhất định.
C. Bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
D. Có bước sóng xác định.
Câu 8:
Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,75 μm, biết a = 1 mm, D = 2 m. Hai điểm M và N thuộc vùng giao thoa, ở hai bên vân trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt 9 mm và 12 mm. Giữa M và N ( không tính M, N ) có bao nhiêu vân sáng và vân tối ?
A. 14 vân sáng, 13 vân tối.
B. 13 vân sáng, 14 vân tối.
C. 15 vân sáng, 14 vân tối.
D. 13 vân sáng, 13 vân tối.
Câu 9:
Một mạch dao động LC gồm cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = H và tụ điện có điện dung C = pF. Bước sóng của sóng điện từ mà mạch đó có thể phát ra là:
A. 12 m
B. 12 km
C. 1,2 m
D. 120 m
Câu 10:
Công thức đúng để tính khoảng vân trong hiện tượng giao thoa ánh sáng đơn sắc của Y- âng là
A. i =
B. i =
C. i =
D. i =
Câu 11:
Một mạch dao động gồm một tụ 20 nF và một cuộn cảm 8 μH, điện trở không đáng kể. Hiệu điện thế cực đại ở hai đầu tụ điện là U0 = 1,5 V. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch bằng
A. 53 mA
B. 75 mA
C. 63 mA
D. 43 mA
Câu 12:
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc của Y- âng, khoảng cách từ vân tối thứ 3 bên này vân trung tâm đến vân sáng bậc 5 bên kia vân trung tâm cách nhau 13,5mm. Khoảng vân bằng
A. 1,59 mm
B. 1,8 mm
C. 2,7 mm
D. 1,42 mm
Câu 13:
Trong sơ đồ của máy phát thanh vô tuyến điện, không có mạch
A. tách sóng.
B. phát dao động cao tần.
C. biến điệu.
D. khuếch đại.
Câu 14:
Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa 6 vân tối liên tiếp là 3 mm. Khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân trung tâm là
A. 3 mm
B. 3,3 mm
C. 2,5 mm
D. 2,8 mm
Câu 15:
Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, biết a = 2 mm, D =1 m, λ = 0,6 μm. Tại điểm M cách vân sáng chính giữa 1,65 mm có
A. vân tối thứ 5.
B. vân tối thứ 4.
C. vân sáng bậc 5.
D. vân tối thứ 6.
Câu 16:
Trong mạch dao động lí tưởng, năng lượng nào được bảo toàn ?
A. Năng lượng cảm ứng.
B. Năng lượng từ trường.
C. Năng lượng điện trường.
D. Năng lượng điện từ.
Câu 17:
Chiết suất của thủy tinh có giá trị
A. nhỏ khi môi trường có nhiều ánh sáng đơn sắc truyền qua.
B. lớn nhất đối với ánh sáng đỏ.
C. như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc.
D. lớn nhất đối với ánh sáng tím.
Câu 18:
Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, biết a = 0,5 mm, D = 1,2 m, khoảng vân đo được là 1,44 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm bằng
A. 0,4 μm
B. 0,6 μm
C. 0,5 μm
D. 0,7 μm
Câu 19:
Phát biểu nào sau đây là không đúng với tia tử ngoại ?
A. Tác dụng lên kính ảnh.
B. Có khả năng đâm xuyên rất mạnh.
C. kích thích làm phát quang một số chất.
D. Có tác dụng sinh lí.
Câu 20:
Hiện tượng nào sau đây khẳng định ánh sáng có tính chất sóng ?
A. Phản xạ ánh sáng.
B. Giao thoa ánh sáng.
C. Hiện tượng quang điện.
D. Khúc xạ ánh sáng.
Câu 21:
Một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C = 5 μF và cuộn cảm có độ tự cảm L = 50 mH. Tần số dao động riêng của mạch gần bằng
A. 3185 Hz
B. 185,3 Hz
C. 318,5 Hz
D. 830 Hz
Câu 22:
Quang phổ gồm những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối là
A. quang phổ vạch.
B. quang phổ liên tục.
C. quang phổ hấp thụ.
D. quang phổ đám.
Câu 23:
Đặc điểm quan trọng của quang phổ liên tục là
A. không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng.
B. phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng.
C. không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
D. phụ thuộc vào thành phần cấu tạo nhưng không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
Câu 24:
Sóng điện từ trong chân không có bước sóng 2 km. Biết c = 3.108 m/s. Tần số của sóng điện từ đó bằng
A. 150 Hz
B. 15 kHz
C. 300 Hz
D. 150 kHz
Câu 25:
Tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì ở nơi đó xuất hiện
A. từ trường.
B. điện trường tĩnh.
C. điện trường đều.
D. điện trường xoáy.