Đề kiểm tra Giữa học kỳ 2 Vật Lý 12 có đáp án ( Mới nhất) - Đề 2

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tương tác nào dưới đây là tương tác từ

A. Hai nam châm đặt gần nhau.

B. Trái Đất và Mặt Trăng
C. Trái Đất và vật rơi tự do.
D. Mặt Trời và Trái Đất.
Câu 2:
Tìm câu sai: Từ trường tồn tại

A. Xung quanh điện tích đứng yên.

B. Xung quanh điện tích chuyển động
C. Xung quanh nam châm.
D. Xung quanh dòng điện.
Câu 3:

Các đường sức từ trong lòng nam châm hình chữ U là

A. những đường thẳng song song cách đều nhau.

B. những đường cong, cách đều nhau.
C. những đường thẳng hướng từ cực Nam sang cực Bắc.
D. những đường cong hướng từ cực Nam sang cực Bắc
Câu 4:
Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?

A. Nhôm và hợp chất của nhôm.

B. Niken và hợp chất của niken.
C. Cô ban và hợp chất của cô ban.

D. Sắt và hợp chất của sắt

Câu 5:

Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường

A. Cùng hướng với hướng của từ trường tại điểm đó

B. Cùng hướng với lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tại điểm đó.

C. Có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tại điểm đó.
D. Có độ lớn tỉ lệ với cường độ của phần tử dòng điện đặt tại điểm đó.
Câu 6:
Một đoạn dây dẫn có chiều dài l có cường độ dòng điện I chạy qua được đặt vuông góc với đường sức từ của một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ B. Độ lớn lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn được tính bằng công thức nào sau đây?

A.F=IlB.

B. F=Il2B.
C. F=I2lB.
D. F=IlB2.
Câu 7:
Một dây dẫn uốn thành vòng tròn bán kính R. Khi dòng điện chạy trong dây dẫn có cường độ I thì độ lớn cảm ứng từ B tại tâm vòng dây được tính bằng công thức nào sau đây

A. B=2π.107.IR

B.B=2π.107.IR2

C.B=2.107.IR

D. B=2.107.IR2

Câu 8:

Chiều của lực Lorenxơ được xác định bằng

A. qui tắc bàn tay trái

B. qui tắc nắm tay phải.
C. qui tắc cái đinh ốc.
D. qui tắc vặn nút chai.
Câu 9:

Cho một khung dây có điện tích S đặt trong từ trường đều, cảm ứng từ, α là góc hợp bởi và pháp tuyến của mặt phẳng khung dây. Công thức tính từ thông qua S là

A. Φ = B.S.cosα.

B. Φ = B.S.sinα.
C. Φ = B.S.
D. Φ = B.S.tanα.
Câu 10:

Phát biểu nào sau đây không đúng

A. Từ thông qua một mặt kín luôn khác 0.

B. Từ thông là một đại lượng vô hướng.

C. Từ thông qua mặt phẳng khung dây bằng 0 khi khung dây dẫn đặt trong từ trường có các đường sức từ song song với mặt phẳng khung dây.
D. Từ thông qua một mặt kín có thể bằng 0 hoặc khác 0.
Câu 11:

Định luật Len-xơ dùng để xác định

A. chiều của dòng điện cảm ứng.

B. độ lớn của suất điện động cảm ứng.

C. cường độ dòng điện cảm ứng.
D. chiều của từ trường của dòng điện cảm ứng.
Câu 12:

Khi cho nam châm chuyển động qua 1 mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ

A. cơ năng.

B. hóa năng.
C. quang năng.
D. nhiệt năng
Câu 13:

Dòng điện Fu-cô là

A. dòng điện cảm ứng sinh ra trong khối vật chất khi vật dẫn chuyển động trong từ trường..

B. dòng điện chạy trong khối vật dẫn.
C. dòng điện cảm ứng sinh ra trong mạch kín khi từ thông qua mạch biến thiên.
D. dòng điện xuất hiện trong tấm kim loại khi nối tấm kim loại với hai cực của nguồn điện
Câu 14:

Từ thông riêng của một mạch kín phụ thuộc vào

A. cường độ dòng điện qua mạch.

B. chiều dài dây dẫn.
C. điện trở của mạch.

D. tiết diện dây dẫn.

Câu 15:

Chọn câu sai

A. Suất điện động cảm ứng cũng là suất điện động tự cảm.

B. Hiện tượng tự cảm là 1 trường hợp đặc biệt của hiện tượng cảm ứng điện từ.
C. Suất điện động được sinh ra do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm
D. Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gọi là hiện tượng tự cảm.
Câu 16:

Độ tự cảm của một ống dây rỗng gồm N vòng diện tích S, có chiều dài l có giá trị:

A. 4π.107N2lS

B.4π.107N2Sl

C. 2π.107N2lS

D. 2π.107N2Sl

Câu 17:

Một dây dẫn có chiều dài l = 5 m, được đặt trong từ trường đều có độ lớn B=3.102 T. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn có giá trị 6 A. Hãy xác định độ lớn của lực từ tác dụng lên dây dẫn khi dây dẫn hợp với các đường sức từ một góc 45°.

A. 0,64 N.

B. 0,32 N.  
C. 0,16 N.
D. 0,8 N.
Câu 18:

Một đoạn dây dẫn thẳng dài 1 m mang dòng điện 10 A, dặt trong một từ trường đều 0,1 T thì chịu một lực 0,5 N. Góc lệch giữa cảm ứng từ và chiều dòng điện trong dây dẫn là

A. 300.   

B. 0,50
C. 450
D. 600.
Câu 19:

Một dây thẳng dài vô hạn mang dòng điện I=0,5A đặt trong không khí. Tính cảm ứng từ tại M cách dòng điện 4 cm.

A. 2,5.10-6

B. 2,5π.106 T.      
C. 5.10-6  T.
D. 5π.106 T.
Câu 20:
Một đoạn dây dẫn thẳng dài 1 m mang dòng điện 10 A, đặt trong một từ trường đều 0,1 T thì chịu một lực 0,5 N. Góc lệch giữa cảm ứng từ và chiều dòng điện trong dây dẫn là

A. 300. 

B. 500.
C. 600
D. 450
Câu 21:
Một ống dây hình trụ có chiều dài 1,5 m gồm 4500 vòng dây. Xác định cảm ứng từ trong lòng ống dây khi cho dòng điện I=5A chạy trong ống dây

A. 0,0188 T.

B. 0,0376 T. 
C. 0,0282 T.
D. 0,0564 T
Câu 22:

Một proton bay vào trong từ trường đều theo phương hợp với đường sức từ một góc α. Vận tốc ban đầu của proton v=3.107m/s và từ trường có cảm ứng từ B=1,5T. Biết proton có điện tích q=1,6.1019 (C). Tính độ lớn của lực Lo-ren-xơ khi α=30°

A. 3,6.1012 N

B. 1,8.1012 N.
C. 7,2.1012 N. 
D. 5,4.1012 N.
Câu 23:

Một khung dây hình tròn có diện tích S = 2 cm2 đặt trong từ trường có cảm ứng từ B = 5.10-2 T, các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Từ thông qua mặt phẳng khung dây là

A. 10-5 Wb.                              

B. 10-1 Wb
C. 10-2 Wb

D. 10-3 Wb

Câu 24:

Trong hình a, nam châm đang chuyển động đến gần vòng dây dẫn kín, hình b vòng dây dẫn kín đang chuyển động đến gần nam châm. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trên hai vòng dây dẫn kín có chiều

Trong hình a, nam châm đang chuyển động đến gần vòng dây dẫn  (ảnh 1)

A. ngược chiều kim đồng hồ ở hình a, cùng chiều kim đồng hồ ở hình b

B. cùng chiều kim đồng hồ ở hình a, ngược chiều kim đồng hồ ở hình b.
C. cùng chiều kim đồng hồ.
D. ngược chiều kim đồng hồ.
Câu 25:

Từ thông qua 1 khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,1 s từ thông tăng từ 1,2 Wb đến 2,2 Wb. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây có độ lớn là

A. 10 V.

B. 22 V. 
C. 16 V.  
D. 6 V.
Câu 26:

Một ống dây dài 50 cm, diện tích tiết diện ngang của ống là 10 cm2 . Ống dây có 1000 vòng dây. Hệ số tự cảm của ống dây là:

A. 0,25.10-2 H.

B. 0,25.10-4 H.
C.  2,5 H.
D. 0,25 H.
Câu 27:

Một mạch kín có độ tự cảm 0,5 H. Dòng điện chạy trong mạch có cường độ 0,3 A. Từ thông riêng của mạch này là

A. 0,15 Wb.

B. 0,8 Wb.
C. 0,2 Wb.
D. 0,6 Wb
Câu 28:
Trong mạch điện có độ tự cảm L = 0,6 H có dòng điện giảm từ 0,2 A đến 0 A trong thời gian 0,2 phút. Suất điện động tự cảm trong mạch có giá trị là

A. 0,01 V. 

B. 0,1 V. 
C. 0,02 V.
D. 0,001 V.