Đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lí 6 có đáp án (Đề 4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Lịch sử được hiểu là

A. môn học tìm hiểu về lịch sử loài người.

B. tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.

C. những chuyện truyền thuyết được kể truyền miệng.

D. sự tưởng tượng của con người về quá khứ của mình.

Câu 2:

Học lịch sử để biết được

A. quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.

B. quá trình tiến hoá của tất cả các loài sinh vật.

C. sự biến đổi của khí hậu Trái Đất qua thời gian.

D. sự phát triển của các loài thực vật trên Trái Đất.

Câu 3:

Tư liệu hiện vật là

A. đồ dùng mà thầy cô giáo em sử dụng để dạy học.

B. những lời mô tả về các hiện vật của người xưa được lưu truyền lại.

C. bản ghi chép, nhật kí hành trình của các nhà thám hiểm trong quá khứ.

D. những dấu tích vật chất của người xưa còn lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

Câu 4:

Truyền thuyết “Thánh Gióng” cho biết điều gì về lịch sử của dân tộc ta?

A. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.

B. Truyền thống nhân đạo, trọng chính nghĩa.

C. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam.

D. Truyền thống làm thuỷ lợi, chống thiên tai.

Câu 5:
Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng thời gian nào?
A. Khoảng 1 triệu năm trước.

B. Khoảng 500 000 năm trước.

C. Khoảng 150 000 năm trước.

D. Khoảng 50 000 năm trước.

Câu 6:

So với loài Vượn người, về cấu tạo cơ thể, Người tối cổ tiến hoá hơn hẳn điểm nào?

A. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.

B. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.

C. Thể tích sọ lớn, hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

D. Cơ thể gọn, linh hoạt, cơ bản giống với con người hiện nay.

Câu 7:
Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, con người tình cờ phát hiện ra kim loại nào?
A. Đồng đỏ.

B. Thiếc.

C. Kẽm.

D. Chì.

Câu 8:

Công cụ lao động bằng kim loại đã giúp con người thời nguyên thuỷ

A. thu hẹp diện tích đất canh tác để làm nhà ở.

B. sống quây quần gắn bó với nhau.

C. chống lại các cuộc xung đột từ bên ngoài.

D. tăng năng suất lao động, tạo ra sản phẩm dư thừa.

Câu 9:

Công trình kiến trúc nổi tiếng nào của người Lưỡng Hà được xem là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại?

A. Cổng thành Ba-bi-lon.

B. Vườn treo Ba-bi-lon.

C. Hộp gỗ thành Ua.

D. Cung điện Um-ma.

Câu 10:

Người Ai Cập ướp xác để

A. làm theo ý thần linh.

B. gia đình được giàu có.

C. đợi linh hồn tái sinh.

D. người chết được lên thiên đàng.

Câu 11:

Công trình kiến trúc nổi bật của Ấn Độ cổ đại là

A. Chùa hang A-gian-ta.

B. Vạn Lý Trường Thành.

C. Thành cổ A-sô-ca.

D. Vườn treo Ba-bi-lon.

Câu 12:

Những con sông nào có vai trò quan trọng đối với sự hình thành nền văn minh Trung Quốc?

A. Sông Nin và sông Hằng.

B. Sông Ấn và sông Hằng.

C. Hoàng Hà và Trường Giang.

D. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát.
Câu 13:

Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường

A. kinh tuyến.

B. kinh tuyến gốc.

C. vĩ tuyến.

D. vĩ tuyến gốc.

Câu 14:
Trên quả Địa Cầu có mấy điểm cực?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 15:

Kho dữ liệu có cả hình ảnh, video và kiến thức phong phú là

A. bản đồ.

B. GPS.

C. bảng, biểu.

D. Internet.

Câu 16:

Những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc là những vĩ tuyến

A. trên.

B. dưới.

C. Bắc.

D. Nam.

Câu 17:

Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?

A. Hình học.

B. Đường.

C. Điểm.

D. Diện tích.
Câu 18:
Cách đọc bản đồ đúng là

A. chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ, các yếu tố cơ bản nhất có trong bản đồ.

B. đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu.

C. chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ, bỏ qua các yếu tố trong bản đồ.

D. chú ý các yếu tố phụ của bản đồ như tỉ lệ bản đồ, tên bản đồ và kí hiệu.

Câu 19:

Theo quy ước đầu bên phải trái của vĩ tuyến chỉ hướng nào sau đây?

A. Tây.

B. Đông.

C. Bắc.

D. Nam.

Câu 20:

Bản đồ nào sau đây là bản đồ có tỉ lệ nhỏ?

A. 1: 100.000.

B. 1: 500.000.

C. 1: 10.000.

D. 1: 1.000.000.