Đề kiểm tra giữa kì 1 KTPL 10 năm 2023 có đáp án (Đề 11)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tạo ra sản phẩm (hữu hình hay vô hình) nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người thuộc yếu tố nào của hoạt động kinh tế?

A. Mục đích.

B. Yêu cầu.

C. Động lực.

D. Kết quả.
Câu 2:

Công ty X chuyên sản xuất về bánh bao, trong quá trình tạo ra thành phẩm, nhà sản xuất đã chia các yếu tố như nhân bánh, vỏ bánh và hộp bánh cho các đơn vị sản xuất khác nhau. Trong trường hợp trên, nhà sản xuất đã thực hiện hoạt động gì của kinh tế?

A. Hoạt động phân phối.

B. Hoạt động trao đổi.

C. Hoạt động sản xuất.

D. Hoạt động tiêu dùng.
Câu 3:

Các đại lý sữa lấy sản phẩm từ những nhà sản xuất về bán lại cho người dùng. Trong trường hợp này, các đại lý sữa đóng vai trò gì trong hoạt động kinh tế của thị trường

A. Trung gian.

B. Chủ đạo.

C. Quyết định.

D. Tác động.
Câu 4:

Công ty A lên kế hoạch và tạo ra các sản phẩm văn phòng phẩm như bút, thước kẻ,...nhằm phục vụ cho việc sử dụng của người tiêu dùng đặc biệt là học sinh, sinh viên. trong trường hợp trên, công ty A đã thực hiện hoạt động nào của nền kinh tế?

A. Hoạt động sản xuất.

B. Hoạt động trao đổi.

C.   Hoạt động phân phối.

D. Hoạt động tiêu dùng.
Câu 5:

Anh T là chủ của một công ty chuyên sản xuất giày dép, hằng ngày anh đến công ty giám sát và hướng dẫn nhân viên cách làm ra sản phẩm chuẩn. Sản phẩm của công ty anh T được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Trong trường hợp trên, anh T tham gia vào nên kinh tế với vai trò là chủ thể gì?

A. Chủ thể nhà nước.

B. Chủ thể sản xuất.

C. Chủ thể trung gian.

D. Chủ thể tiêu dùng.
Câu 6:

Chị C là nội trợ thường xuyên đi siêu thị để mua thực phẩm và các đồ gia dụng trong nhà. Trong trường hợp này chi C đóng vai trò là chủ thể gì của nền kinh tế?

A. Chủ thể sản xuất.

B. Chủ thể tiêu dùng.

C. Chủ thể trung gian.

D. Chủ thể nhà nước.
Câu 7:

Công ty môi giới việc làm B lựa chọn hồ sơ những người đăng kí để gửi cho các doanh nghiệp, cửa hàng cần người làm việc phù hợp với thông tin trên hồ sơ. Trong trường hợp này, công ty B đang đóng vai trò chủ thể nào của nền kinh tế?

A. Chủ thể sản xuất.

B. Chủ thể trung gian.

C. Chủ thể tiêu dùng.

D. Chủ thể nhà nước.
Câu 8:

Vào mùa khai trường, các cơ sở sản xuất đã đầu tư theo công nghệ in ấn mới để có thêm những sản phẩm văn phòng phẩm sinh động, hữu ích phục vụ thị trường sử dụng bút, thước, tập vở học sinh tại địa phương. Trong trường hợp này, các cơ sở sản xuất đã thực hiện chức năng gì của thị trường?

A. Chức năng thừa nhận

B. Chức năng thông tin

C. Chức năng điều tiết kích thích

D. Chức năng điều tiết hạn chế.
Câu 9:

Xét theo phạm vi không gian, cà phê Việt Nam được bán ở những thị trường nào?

A. Thị trường nước ngoài.

B. Thị trường trong nước.

C. Thị trường trong nước và nước ngoài.

D. Thị trường một số vùng miền trong nước.
Câu 10:

Toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước được gọi là gì?

A. Kinh phí dự trù

B. Ngân sách nhà nước

C. Thuế

D. Kinh phí phát sinh.
Câu 11:

Hành vi trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị khép vào tội gì?

A. dân sự.

B. hình sự.

C. hành chính.

D. kỉ luật.
Câu 12:

Hoạt động sản xuất là hoạt động con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phằm đáp ứng nhu cầu của đối tượng nào?

A. Đời sống nhà sản xuất.

B. Đời sống xã hội.

C. Đời sống nhà đầu tư.

D. Đời sống người tiêu dùng.
Câu 13:

Hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phầm được gọi là gì?

A. Hoạt động trao đổi.

B. Hoạt động tiêu dùng.

C. Hoạt động sản xuất.

D. Hoạt động phân phối.
Câu 14:

Hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng được gọi là gì?

A. Sản xuất.

B. Tiêu dùng.

C. Trao đổi.

D. Phân phối.
Câu 15:

Việc con người sử dụng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt là đang thực hiện hoạt động kinh tế nào?

A. Hoạt động sản xuất.

B. Hoạt động trao đổi.

C. Hoạt động phân phối.

D. Hoạt động tiêu dùng.
Câu 16:

Những người sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ và thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội được gọi là gì?

A. Chủ thể sản xuất.

B. Chủ thể tiêu dùng.

C. Chủ thể trung gian.

D. Chủ thể nhà nước.
Câu 17:

Một trong những trách nhiệm của chủ thể sản xuất là

A. cung cấp thông tin trong các quan hệ mua - bản, sản xuất - tiêu dùng.

B. cung cấp những hàng hoá, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khoẻ và lợi ích của con người trong xã hội.

C. có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.

D. cung cấp những hàng hoá, dịch vụ.
Câu 18:

Các lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ được gọi là gì?

A. Thị trường.

B. Cơ chế thị trường.

C. Kinh tế.

D. Hoạt động mua bán.
Câu 19:

Chủ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước có vai trò quản nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế được gọi là gì?

A. Chủ thể nhà nước.

B. Chủ thể tiêu dùng.

C. Chủ thể trung gian.

D. Chủ thể sản xuất.
Câu 20:

Nội dung nào dưới đây không phải chức năng quản lí nhà nước về kinh tế?

A. Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế như xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, ban hành các chính sách, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực.

B. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội cho sự phát triển kinh tế.

C. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với lợi ích cá nhân, tổ chức.

D. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 21:

Thị trường lúa gạo, thị trường dầu mỏ, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản,..thuộc loại thị trường nào?

A. Thị trường theo vai trò của các đối tượng mua bán, giao dịch.

B. Thị trường theo phạm vi của quan hệ mua bán, giao dịch.

C. Thị trường theo chức năng.

D. Thị trường theo đối tượng giao dịch, mua bán.
Câu 22:

Thị trường có những chức năng cơ bản nào?

A. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế

B. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế, chức năng thừa nhận

C. Chức năng thừa nhận, chức năng thông tin, chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế

D. Chức năng thông tin, chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.
Câu 23:

Đâu là nhận định sai khi nói về thị trường?

A. Thị trường là nơi thực hiện hoạt động mua và bán.

B. Người mua, người bán là một trong những yếu tố cơ bản của thị trường.

C. Chỉ có thể tìm đến thị trường thì con người mới thoả mãn được nhu cầu.

D. Mua - bán không phải là quan hệ của thị trường.
Câu 24:

Việc thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hoá có bán được hay không và bán với giá như thế nào thể hiện chức năng gì của thị trường?

A. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.

B. Chức năng hạn chế.

C. Chức năng thông tin.

D. Chức năng thừa nhận.
Câu 25:

Các yếu tố cấu thành thị trường gồm những thành phần nào?

A. người mua - người bán

B. hàng hoá - tiền tệ

C. giá cả - giá trị

D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng.
Câu 26:

Thị trường có mấy chức năng chủ yếu?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.
Câu 27:

Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau nhằm mục đích gì?

A. xác định số lượng người mua.

B. xác định số lượng hàng hoá, dịch vụ.

C. xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.

D. xác định giá cả các mặt hàng.
Câu 28:

Nhà nước có quyền gì đối với các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước?

A. quyền sử dụng

B. quyền quyết định

C. quyền sở hữu và quyết định 

D. quyền sở hữu.
Câu 29:

Mục đích chính của việc thu, chi ngân sách nhà nước là gì?

A. nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

B. nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của tổ chức.

C. nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp.

D. nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của cá nhân.
Câu 30:

Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước được tiến hành trên cơ sở nào?

A. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

B. Luật Ngân sách nhà nước.

C. Luật Bồi thường nhà nước.

D. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước.
Câu 31:

Ngân sách nhà nước do cơ quan nào quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước?

A. cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

B. cơ quan địa phương.

C. Chính phủ.

D. Chủ tịch nước.
Câu 32:

Trong quy định cơ bản về quyền công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước không thể hiện ở nội dung nào sau đây?

A. Được cung cấp thông tin về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.

B. Được sử dụng hàng hoá, dịch vụ công cộng và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

C. Sử dụng các khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả.

D. Được tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.
Câu 33:

Nội dung nào dưới đây không đúng quy định quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước?

A. Nộp đầy đủ các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

B. Nộp đầy đủ các khoản thuế phải nộp.

C. Nộp đúng hạn thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

D. Chỉ nộp đầy các khoản thuế khi được yêu cầu hoặc bằng hình thức cưỡng chế của pháp luật.
Câu 34:

Nội dung nào sau đây không phải đặc trưng của ngân sách nhà nước?

A. Ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản thu chi được dự toán và thực hiện trong một thời gian nhất định.

B. Ngân sách nhà nước được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

C. Ngân sách nhà nước được xây dựng và thực hiện nhằm mục tiêu bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước vì lợi ích chung của quốc gia.

D. Ngân sách nhà nước là văn bản tài chính mô tả các khoản thu và chi của Nhà nước.
Câu 35:

Đâu không phải là nội dung về vai trò của ngân sách nhà nước?

A. Công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết thị trường.

B. Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh,... và một số nhiệm vụ đột xuất, cấp thiết.

C. Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh,... và một số nhiệm vụ đột xuất, cấp thiết.

D. Cung cấp nguồn tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.
Câu 36:

Doanh nghiệp sản xuất ô tô A bán xe ô tô, trong quá trình vận hành, tử máy khói bụi từ xe ô tô gây ô nhiễm môi trường, vậy doanh nghiệp A phải đóng loại thuế gì?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế bảo vệ môi trường.

C. Thuế nhập khẩu.

D. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Câu 37:

Loại thuế nào sau đây không thuộc thuế trực thu?

A. Thuế thu nhập doanh nghiệp.

B. Thuế sử dụng đất nông nghiệp.

C. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

D. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Câu 38:

Loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế gọi là gì?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế tiêu thụ đặc biệt.

C. Thuế trực thu.

D. Thuế gián thu.
Câu 39:

Loại thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó được gọi là gì?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế thu nhập doanh nghiệp.

C. Thuế thu nhập cá nhân.

D. Thuế bảo vệ môi trường.
Câu 40:

Người nộp thuế bao gồm những đối tượng nào?

A. Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

B. Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.

C. Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.

D. Cả A, B, C đều đúng.