Đề kiểm tra giữa kì 1 KTPL 10 năm 2023 có đáp án (Đề 12)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hàng hoá bán được trên thị trường nghĩa là chủng loại, hình thức, chất lượng hàng hoá đó đáp ứng yêu cầu của xã hội là nội dung thể hiện chức năng gì của thị trường?

A. Chức năng thực hiện thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá.

B. Chức năng thông tin.

C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

D. Điều tiệt sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Câu 2:

Qua quan sát, A biết thị trường đang rất thiếu mít không hạt để bán. Điều này thể hiện chức năng nào của thị trường?

A. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.

B. Thông tin.

C. Điều tiết sản xuất.

D. Định lượng.
Câu 3:

Thị trường bao gồm những nhân tố cơ bản nào?

A. hàng hóa.

B. tiền tệ.

C. người mua, người bán.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4:

Các quan hệ cơ bản của thị trường là

A. hàng hoá - tiền tệ.

B. quan hệ mua - bán.

C. quan hệ cung - cầu.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5:

Thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường thép thuộc cách phân loại nào của thị trường?

A. Theo đối tượng hàng hoá và dịch vụ được mua và bán.

B. Theo vai trò của sản phẩm đem ra trao đổi.

C. Theo phạm vi không gian.

D. Theo cách thức gặp nhau của chủ thể.
Câu 6:

Thị trường được phân loại theo các nào dưới đây?

A. Theo đối tượng hàng hoá.

B. Theo phạm vi không gian.

C. Theo tính chất và cơ chế vận hành.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7:

Thị trường có mấy chức năng cơ bản?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.
Câu 8:

Nội dung nào sau đây thể hiện cách phân loại thị trường?

A. Theo phạm vi không gian.

B. Theo đối tượng hàng hoá và dịch vụ được mua và bán.

C. Theo vai trò của sản phẩm đem ra trao đổi đối với hoạt động sản xuất và tiêu dùng.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9:

Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ được gọi là

A. Chợ.

B. Kinh tế.

C. Thị trường.

D. Sản xuất.
Câu 10:

Cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp,... trực tiếp tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội nhằm thu lợi nhuận được gọi là gì?

A. Chủ thể sản xuất.

B. Chủ thể trung gian.

C. Chủ thể tiêu dùng.

D. Chủ thể nhà nước.
Câu 11:

Hoạt động của chủ thể trung gian giúp ích gì cho người sản xuất và người tiêu dùng?

A. Cầu nối giữa sản xuất và người tiêu dùng trong nền kinh tế.

B. Kết nối mối quan hệ mua và bán của mọi người trên thị trường.

C. Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 12:

Người mua và sử dụng hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn, lựa chọn sản phẩm và phương thức mua hàng phù hợp với nhu cầu của cá nhân gọi là gì?

A. Chủ thể tiêu dùng.

B. Chủ thể sản xuất.

C. Chủ thể trung gian.

D. Chủ thể nhà nước.
Câu 13:

Hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần quyết định tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần quyết định sự tồn tại phát triển của con người và xã hội gọi là gì?

A. Hoạt động tiêu dùng.

B. Hoạt động sản xuất.

C. Hoạt động trao đổi.

D. Hoạt động phân phối.
Câu 14:

Hoạt động của nền kinh tế có trò kết nối sản xuất với tiêu dùng?

A. Hoạt động trao đổi.

B. Hoạt động tiêu dùng.

C. Hoạt động sản xuất.

D. Hoạt động phân phối.
Câu 15:

Hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất và phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng được gọi là gì?

A. Hoạt động sản xuất.

B. Hoạt động phân phối.

C. Hoạt động trao đổi.

D. Hoạt động tiêu dùng.
Câu 16:

Nội dung nào dưới đây là hoạt động tiêu dùng?

A. Tiêu dùng đồ gia dụng.

B. Tiêu dùng thực phẩm hàng ngày.

C. Tiêu dùng đồ dùng học tập.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 17:

Hoạt động trao đổi có vai trò gì?

A. Kết nối sản xuất với tiêu dùng.

B. Giúp người sản xuất bán được sản phẩm của mình.

C. Giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 18:

Trong nền kinh tế, hoạt động nào sử dụng các sản phẩm được sản xuất ra để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người?

A. Hoạt động tiêu dùng.

B. Hoạt động sản xuất.

C. Hoạt động phân phối.

D. Hoạt động trao đổi.
Câu 19:

Vì sao cần tiêu dùng hợp lí, có kế hoạch?

A. Tiêu dùng là kết quả của quá trình sản xuất.

B. Tiêu dùng là mục đích, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.

C. Tiêu dùng là kết quả của hoạt động phân phối.

D. Tiêu dùng là mục đích, là động lực thúc đẩy hoạt động phân phối.
Câu 20:

Hoạt động tiêu dùng bao gồm mấy loại chính?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.
Câu 21:

Ý nghĩa của hoạt động tiêu dùng là gì?

A. Thỏa mãn nhu cầu vật chất của mọi người.

B. Thỏa mãn nhu cầu tinh thần của mọi người.

C. Động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 22:

Ngân sách nhà nước bao gồm những khoản nào?

A. Tổng thu ngân sách nhà nước.

B. Tổng chi ngân sách nhà nước.

C. Bội chi ngân sách nhà nước.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 23:

Hệ thống ngân sách nhà nước gồm mấy bộ phận chính?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.
Câu 24:

Toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là gì?

A. Ngân sách trung ương.

B. Ngân sách địa phương.

C. Kiểm toán nhà nước.

D. Ngân sách nhà nước.
Câu 25:

Ngân sách nhà nước có các đặc điểm chủ yếu nào?

A. Bao gồm toàn bộ các khoản thu chi được dự toán và thực hiện trong một thời gian nhất định.

B. Được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

C. Được xây dựng và thực hiện nhằm mục tiêu bảo đảm về mặt tài chính.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 26:

Các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương được gọi là gì?

A. Ngân sách nhà nước.

B. Ngân sách địa phương.

C. Ngân sách trung ương.

D. Kiểm toán nhà nước.
Câu 27:

Ý kiến nào sau đây đúng khi nói về vai trò của ngân sách nhà nước?

A. Là công cụ củng cố bộ máy quản lí của Nhà nước, tăng cường

B. Phân bố các nguồn lực tài chính.

C. Tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia, góp phần ổn định tiền tệ, giá cả và kiềm chế lạm phát.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 28:

Công dân có nghĩa vụ gì trong việc thực hiện Luật Ngân sách nhà nước?

A. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp.

B. Phải quản lí, sử dụng các khoản vốn và kinh phí đó đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả.

C. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 29:

Công dân có quyền gì với tài chính - ngân sách nhà nước?

A. Tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.

B. Kiểm tra về tài chính - ngân sách nhà nước.

C. Sử dụng tài chính - ngân sách nhà nước.

D. Quyết định về tài chính - ngân sách nhà nước.
Câu 30:

Hành vi nào sau đây chưa thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước?

A. Doanh nghiệp A kinh doanh về lĩnh vực công nghệ, hằng năm tổng lợi nhuận lên đến hơn 10 tỉ đồng nhưng trốn tránh nộp thuế.

B. Hằng năm, địa phương T đã thực hiện công khai số liệu dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước một cách đầy đủ và nằm trong danh sách những địa phương đứng đầu về thu ngân sách.

C. Công ti M đã nộp ngân sách nhà nước trên 15 tỉ đồng, tuyên truyền đến người lao động hiểu rõ hơn quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện các chính sách thuế.

D. Doanh nghiệp B luôn kê khai và chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.
Câu 31:

Theo quy định của các luật thuế, thuế được sử dụng nhằm sử dụng cho đối tượng nào?

A. công cộng.

B. nhà nước.

C. cá nhân.

D. tổ chức.
Câu 32:

Dựa vào tính chất điều tiết của thuế, hệ thống thuế được phân chia thành mấy loại chính?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.
Câu 33:

Vì sao Nhà nước phải thu thuế?

A. Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế.

B. Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền.

C. Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 34:

Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của thuế?

A. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. 

B. Thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

C. Thuế là công cụ điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội. 

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 35:

Nội dung nào sau đây không phải thuế trực thu?

A. thuế xuất khẩu.

B. thuế thu nhập cá nhân.

C. thuế nhập khẩu.

D. thuế giá trị gia tăng.
Câu 36:

Vì sao nhà nước phải thu thuế gián thu?

A. Đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.

B. Dễ quản lí vì người sản xuất, kinh doanh không phải là người thực tế chịu thuế.

C. Hạn chế được động cơ trốn thuế.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 37:

Công dân có nghĩa vụ gì trong việc thực hiện pháp luật về thuế

A. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật thuế.

B. Tuyên truyền, vận động gia đình, xã hội thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế.

C. Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật thuế.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 38:

Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thuế?

A. Thuế là công cụ để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả.

B. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.

C. Thuế là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết thị trường.

D. Thuế góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cân bằng lợi ích trong xã hội.
Câu 39:

Thuế trực thu là gì?

A. Thuế tính trên giá trị của hàng hoá trên thị trường.

B. Thuế gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ.

C. Thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế.

D. Thuế điều tiết trực tiếp vào giá cả của hàng hoá trên thị trường.
Câu 40:

Thuế gián thu là gì?

A. Thuế thu được từ người có thu nhập cao.

B. Thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ.

C. Thuế đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.

D. Thuế thu được từ khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán.