Đề kiểm tra giữa kì 1 KTPL 10 năm 2023 có đáp án (Đề 6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nội dung nào sau đây thể hiện khái niệm của ngân sách nhà nước?

A. toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà n1ước được dự toán.

B. do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

C. bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2:

Cơ quan nào có thẩm quyền thông qua dự toán ngân sách và giám sát ngân sách nhà nước?

A. Quốc hội.

B. Chính phủ.

C. Tòa án tối cao.

D. Chủ tịch nước.

Câu 3:

Quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước được thể hiện qua nội dung nào sau đây?

A. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí cho Nhà nước.

B. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán.

C. Chấp hành đúng quy định của pháp luật thống kê và công khai ngân sách.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4:

Nội dung nào sau đây không thuộc vai trò của ngân sách nhà nước?

A. Tạo lập nguồn vốn lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và huy động nguồn tài chính.

B. Là công cụ để Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội.

C. Điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự bất bình đẳng xã hội.

D. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
Câu 5:

Ngân sách nhà nước nước ta bao gồm mấy loại chính?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

 

D. 5.
Câu 6:

Nội dung nào sau đây thể hiện đặc điểm của ngân sách nhà nước?

A. Là một kế hoạch tài chính cần được Quốc hội thông qua trước khi thi hành.

B. Thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia.

C. Là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho Chính phủ tổ chức thực hiện.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7:

Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của nhân sách nhà nước?

A. Tạo lập nguồn vốn lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và huy động nguồn tài chính.

B. Là công cụ để Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội.

C. Điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự bất bình đẳng xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 8:

Nội dung nào dưới đây nói về nghĩa vụ của công dân đối với  ngân sách nhà nước?

A. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

B. Nộp đầy đủ các khoản thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

C. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

D. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Câu 9:

Hoạt động con người tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội được gọi là gì?

A. Hoạt động sản xuất.

B. Hoạt động phân phối.

C. Hoạt động tiêu dùng.
D. Hoạt động trao đổi hàng hóa.
Câu 10:

Hoạt động kinh tế có vai trò trung gian, kết nối sản xuất với tiêu dùng được gọi là gì?

A. Hoạt động sản xuất.

B. Hoạt động phân phối - trao đổi

C. Hoạt động tiêu dùng.

D. Hoạt động trữ hàng hóa.
Câu 11:

Hoạt động con người sử dụng các sản phẩm được sản xuất để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mình được gọi là gì?

A. Hoạt động sản xuất.

B. Hoạt động phân phối.

C. Hoạt động trao đổi.

D. Hoạt động tiêu dùng.
Câu 12:

Hoạt động tiêu dùng có vai trò như thế nào đối với sản xuất, phân phối - trao đổi?

A. Hoạt động tiêu dùng là động lực của sản xuất.

B. Các nhà sản xuất, phân phối dựa vào xu hướng tiêu dùng của thị trường để tạo ra các sản phẩm và phân phối chúng.

C. Giúp thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của người tiêu dùng.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 13:

Đâu là nội dung thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế?

A. Sử dụng các sản phẩm rẻ nhằm hạ thấp giá thành trong sản xuất đồ ăn.

B. Sử dụng các dược phẩm nhập lậu để sản xuất thực phẩm chức năng.

C. Đặt sức khỏe của người tiêu dùng làm tiêu chí hàng đầu.

D. Lợi nhuận là tiêu chí hàng đầu.
Câu 14:

Nền kinh tế nước ta có bao nhiêu hoạt động kinh tế chủ yếu trong đời sống xã hội?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.
Câu 15:

Vì sao khi không có hoạt động tiêu dùng thì nền kinh tế sẽ ngưng trệ, không thể phát triển?

A. Tiêu dùng được coi là mục đích của sản xuất.

B. Các hoạt động sản xuất, phân phối - trao đổi, tiêu dùng có quan hệ chặt chẽ với nhau, mất đi một hoạt động sẽ không thể tồn tại được.

C. Nếu như không có hoạt động tiêu dùng, việc sản xuất không còn ý nghĩa.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 16:

Hoạt động sản xuất là hoạt động con người tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu của đối tượng nào?

A. Nhà sản xuất.

B. Đời sống xã hội.

C. Nhà phân phối.

D. Nhà đầu tư.
Câu 17:

Hoạt động trao đổi đóng vai trò kết nối sản xuất với tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu cho đối tượng nào?

A. người tiêu dùng.

B. nhà sản xuất.

C. nhà phân phối.

D. nhà đầu tư.
Câu 18:

Vai trò của hoạt động trao đổi với người sản xuất và người tiêu dùng là gì?

A. Động lực của phân phối - trao đổi hàng hóa.

B. Quyết định đến các hoạt động phân phối - trao đổi, tiêu dùng.

C. Phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất.

D. Là khâu trung gian đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
Câu 19:

Nội dung nào dưới đây nói về chủ thể sản xuất?

A. Là những cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.

B. Sử dụng nguồn vốn, sức lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội.

C. Tạo ra hàng hoá, sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 20:

Chủ thể tiêu dùng có vai trò gì sau đây?

A. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.

B. Kết nối các quan hệ mua và bán, sản xuất và tiêu dùng.

C. Điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.

D. Tạo ra hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
Câu 21:

Chủ thể sản xuất cần có trách nhiệm gì sau đây?

A. Phải tuân thủ pháp luật.

B. Không làm tổn hại đối với con người, môi trường và xã hội.

C. Cung cấp những hàng hoá cần thiết phục vụ cho xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 22:

Những người tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của mình, tạo động lực cho sản xuất phát triển được gọi là gì?

A. Chủ thể sản xuất.

B. Chủ thể tiêu dùng.

C. Chủ thể trung gian.

D. Chủ thể nhà nước.
Câu 23:

Chủ thể tiêu dùng cần phải có trách nhiệm gì khi tham gia vào hoạt động kinh tế?

A. Trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.

B. Lựa chọn, tiêu dùng hàng hoá có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

C. Phê phán hành vi trái pháp luật trong hoạt động kinh tế.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 24:

Những tổ chức, cá nhân giữ vai trò kết nối giữa người tiêu dùng và người sản xuất trong nền kinh tế được gọi là gì?

A. Chủ thể sản xuất.

B. Chủ thể tiêu dùng.

C. Chủ thể trung gian.

D. Chủ thể nhà nước.
Câu 25:

Chủ thể nhà nước có vai trò gì khi tham gia vào hoạt động kinh tế?

A. Điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.

B. Điều chỉnh những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

C. Khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 26:

Chủ thể có vai trò tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội được gọi là gì?

A. Chủ thể sản xuất.

B. Chủ thể tiêu dùng.

C. Chủ thể trung gian.

D. Chủ thể nhà nước.
Câu 27:

Đâu là nội dung về những tiêu chí người tiêu dùng luôn đặt lên hàng đầu khi mua sắm?

A. Chất lượng sản phẩm.

B. Nguồn gốc xuất xứ.

C. Sản phẩm thân thiện với môi trường.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 28:

Có thể căn cứ vào đâu để phân loại thị trường?

A. Căn cứ theo đối tượng hàng hoá, dịch vụ được trao đổi, mua bán.

B. Căn cứ vào vai trò của các yếu tố được trao đổi, mua bán.

C. Căn cứ vào phạm vi hoạt động thị trường.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 29:

Đâu là nội dung thể hiện đặc điểm của thị trường?

A. Là lĩnh vực trao đổi, mua bán.

B. Các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả.

C. Các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định số lượng hàng hoá, dịch vụ.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 30:

Thị trường có chức năng gì?

A. Thừa nhận giá trị của hàng hoá.

B. Cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế.

C. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 31:

Vào những ngày Tết, các gian hàng phục vụ mặt hàng Tết đa dạng, phong phú như: bánh kẹo, giò chả, bánh chưng, hoa quả, rau củ, hàng đông lạnh,...; có khu vực bày bán đủ các loại cây như: đào, mai, cúc, lan,... nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm và chưng Tết. Người dân đi chợ không chỉ để mua sắm mà còn để tận hưởng không khí háo hức khi Tết đến. Các yếu tố nào tham gia vào hoạt động kinh tế trên?

A. Người mua, người bán, hàng hóa.

B. Người mua, hàng hóa.

C. Người mua, người bán.

D. Người bán, hàng hóa.
Câu 32:

Căn cứ vào đâu để phân loại thị trường thành thị trường tư liệu tiêu dùng, thị trường tư liệu sản xuất?

A. Căn cứ vào vai trò của các yếu tố được trao đổi, mua bán.

B. Căn cứ vào phạm vi hoạt động thị trường.

C. Căn cứ theo đối tượng hàng hoá, dịch vụ được trao đổi, mua bán.

D. Căn cứ vào vào tính chất và cơ chế vận hành thị trường.
Câu 33:

Đâu không phải là nội dung về chức năng của thị trường?

A. Thừa nhận giá trị của hàng hoá.

B. Quản lý thu nhập của các chủ thể kinh tế.

C. Cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế.

D. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
Câu 34:

Thông tin của thị trường giúp người mua điều gì?

A. Biết được giá cả hàng hóa trên thị trường.

B. Mua được hàng hóa mình cần.

C. Biết được số lượng và chất lượng hàng hóa.

D. Điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất.
Câu 35:

Thông tin của thị trường quan trọng như thế nào đối với người bán?

A. Giúp người bán biết được chi phí sản xuất của hàng hóa.

B. Giúp người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận.

C. Giúp người bán điều chỉnh số lượng hàng hóa nhằm thu nhiều lợi nhuận.

D. Giúp người bán điều chỉnh số lượng và chất lượng hàng hóa để thu nhiều lợi nhuận.
Câu 36:

Thị trường gồm những nhân tố cơ bản nào dưới đây?

A. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán.

B. Người mua, tiền tệ, giá cả, hàng hóa.

C. Giá cả, hàng hóa, người mua, người bán.

D. Tiền tệ, người mua, người bán, giá cả.
Câu 37:

Cơ chế thị trường có những ưu điểm gì?

A. Kích thích hoạt động và tạo động lực sáng tạo cho các chủ thể kinh tế.

B. Phát huy tối đa tiềm năng của mọi chủ thể, vùng miền.

C. Phát huy và phân phối các nguồn lực kinh tế tối ưu.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 38:

Cơ chế thị trường tồn tại những nhược điểm gì?

A. Có thể dẫn tới suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

B. Tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng, có thể dẫn đến lạm phát.

C. Phân hoá giàu - nghèo giữa những người sản xuất, kinh doanh.

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 39:

A và B là 2 hãng nước hoa nổi tiếng trên thị trường. Hãng nước hoa A đã sử dụng hình ảnh che mờ của hãng B trong đoạn quảng cáo để so sánh sản phẩm về giá cả, chất lượng giữa 2 sản phẩm. Hành vi của hãng nước hoa A trường hợp trên, thể hiện nhược điểm gì của cơ chế thị trường?

A. Suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

B. Các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh.

C. Nguy cơ khủng hoảng, có thể dẫn đến lạm phát.

D. Phân hoá giàu - nghèo giữa những người sản xuất, kinh doanh.
Câu 40:

Nội dung nào sau đây không phải ưu điểm của cơ chế thị trường?

A. Kích thích hoạt động và tạo động lực sáng tạo cho các chủ thể kinh tế.

B. Thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng thành tựu của khoa học - công nghệ.

C. Phân hoá giàu - nghèo giữa những người sản xuất, kinh doanh.

D. Phát huy tối đa tiềm năng của mọi chủ thể, vùng miền.