Đề kiểm tra giữa kì 1 KTPL 10 năm 2023 có đáp án (Đề 8)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Trong những năm qua, giá thép trong nước và thế giới tăng liên tục kéo giá nhiều loại vật liệu xây dựng cũng tăng theo. Điều này gây ảnh hưởng đến các nhà thầu xây dựng, tiến độ của nhiều công trình bị trì hoãn. Các nhà sản xuất thép cũng gặp khó khăn do giá nguyên liệu tăng nhưng vẫn phải nhập nguyên vật liệu để duy trì sản xuất, cung ứng theo hợp đồng đã kí. Một trong những nguyên nhân tăng giá lần này, theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) thông tin, là do giá nguyên liệu từ quặng sắt, than Coke, thép phế liệu,... tăng mạnh. Giá cả thị trường đã thể hiện chức năng thông tin như thế nào trong trường hợp trên?
A. Giúp cho người sản xuất biết được tình hình sản xuất trong các ngành.
B. Giúp cho người sản xuất biết được biết được tương quan cung - cầu.
C. Giúp cho người sản xuất biết được sự khan hiếm đối với các loại hàng hóa.
Vào những ngày cuối tuần, mọi người được nghỉ nên nhu cầu xem phim để giải trí thường tăng cao cho nên giá vé xem phim vào cuối tuần thường cao hơn ngày thường. Yếu tố nào của thị trường tác động đến giá vé?
A. Tiền tệ thế giới.
B. Mục tiêu lợi nhuận của nhà sản xuất.
C. Nhu cầu của khách hàng.
Các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cạnh tranh đầu tư sản phẩm trứng gia cầm. Doanh nghiệp T đã nỗ lực chú trọng đầu tư công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của mình trên thị trường, đầu tư dây chuyền kĩ thuật xử lí trứng gà bằng ozon và tia cực tím trước khi đóng hộp, tạo ra sản phẩm trứng gà tươi, cung ứng số lượng lớn trứng gà tươi ăn liền tại hệ thống siêu thị trong nước và kí kết nhiều đơn hàng xuất khẩu sang các quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhờ nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, doanh thu của doanh nghiệp T không ngừng tăng lên và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Xác định những tác động từ cơ chế thị trường đến doanh nghiệp T.
A. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào các sản phẩm trứng gia cầm.
B. Thực hiện phân phối các sản phẩm ra thị trường trong nước và các quốc gia vùng lãnh thổ khác.
C. Cơ chế thị trường kích thích sự đổi mới, đầu tư công nghệ sản xuất, đầu tư dây chuyền kĩ thuật.
A và B là 2 hãng nước hoa nổi tiếng trên thị trường. Hãng nước hoa A đã sử dụng hình ảnh che mờ của hãng B trong đoạn quảng cáo để so sánh sản phẩm về giá cả, chất lượng giữa 2 sản phẩm. Hành vi của hãng nước hoa A trường hợp trên, thể hiện nhược điểm gì của cơ chế thị trường?
A. Suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
B. Các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh.
C. Nguy cơ khủng hoảng, có thể dẫn đến lạm phát.
Vào những ngày Tết, các gian hàng phục vụ mặt hàng Tết đa dạng, phong phú như: bánh kẹo, giò chả, bánh chưng, hoa quả, rau củ, hàng đông lạnh,...; có khu vực bày bán đủ các loại cây như: đào, mai, cúc, lan,... nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm và chưng Tết. Người dân đi chợ không chỉ để mua sắm mà còn để tận hưởng không khí háo hức khi Tết đến. Các yếu tố nào tham gia vào hoạt động kinh tế trên?
A. Người mua, người bán, hàng hóa.
B. Người mua, hàng hóa.
C. Người mua, người bán.
Nước ta có bao nhiêu chủ thể chính tham gia trong nền kinh tế?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
Nội dung nào dưới đây nói về chủ thể sản xuất?
A. Là những cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.
B. Sử dụng nguồn vốn, sức lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội.
C. Tạo ra hàng hoá, sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
Đâu là nội dung về những tiêu chí người tiêu dùng luôn đặt lên hàng đầu khi mua sắm?
A. Chất lượng sản phẩm.
B. Nguồn gốc xuất xứ.
C. Sản phẩm thân thiện với môi trường.
Chủ thể có vai trò tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội được gọi là gì?
A. Chủ thể sản xuất.
B. Chủ thể tiêu dùng.
C. Chủ thể trung gian.
Hoạt động con người tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội được gọi là gì?
A. Hoạt động sản xuất.
B. Hoạt động phân phối.
C. Hoạt động tiêu dùng.
Chủ thể nhà nước có vai trò gì khi tham gia vào hoạt động kinh tế?
A. Điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.
B. Điều chỉnh những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
C. Khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Hoạt động kinh tế có vai trò trung gian, kết nối sản xuất với tiêu dùng được gọi là gì?
A. Hoạt động sản xuất.
B. Hoạt động phân phối - trao đổi.
C. Hoạt động tiêu dùng.
Những tổ chức, cá nhân giữ vai trò kết nối giữa người tiêu dùng và người sản xuất trong nền kinh tế được gọi là gì?
A. Chủ thể sản xuất.
B. Chủ thể tiêu dùng.
C. Chủ thể trung gian.
Chủ thể tiêu dùng cần phải có trách nhiệm gì khi tham gia vào hoạt động kinh tế?
A. Trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.
B. Lựa chọn, tiêu dùng hàng hoá có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
C. Phê phán hành vi trái pháp luật trong hoạt động kinh tế.
Những người tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của mình, tạo động lực cho sản xuất phát triển được gọi là gì?
A. Chủ thể sản xuất.
B. Chủ thể tiêu dùng.
C. Chủ thể trung gian.
Chủ thể tiêu dùng có vai trò gì sau đây?
A. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.
B. Kết nối các quan hệ mua và bán, sản xuất và tiêu dùng.
C. Điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Chủ thể sản xuất cần có trách nhiệm gì sau đây?
A. Không làm tổn hại đối với con người, môi trường và xã hội.
B. Phải tuân thủ pháp luật.
C. Cung cấp những hàng hoá cần thiết phục vụ cho xã hội.
Hoạt động con người sử dụng các sản phẩm được sản xuất để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mình được gọi là gì?
A. Hoạt động sản xuất.
B. Hoạt động phân phối.
C. Hoạt động trao đổi.
Nền kinh tế nước ta có bao nhiêu hoạt động kinh tế chủ yếu trong đời sống xã hội?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
Hoạt động tiêu dùng có vai trò như thế nào đối với sản xuất, phân phối - trao đổi?
A. Hoạt động tiêu dùng là động lực của sản xuất.
B. Các nhà sản xuất, phân phối dựa vào xu hướng tiêu dùng của thị trường để tạo ra các sản phẩm và phân phối chúng.
C. Giúp thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của người tiêu dùng.
Đâu là nội dung thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế?
A. Sử dụng các sản phẩm rẻ nhằm hạ thấp giá thành trong sản xuất đồ ăn.
B. Sử dụng các dược phẩm nhập lậu để sản xuất thực phẩm chức năng.
C. Đặt sức khỏe của người tiêu dùng làm tiêu chí hàng đầu.
Vì sao khi không có hoạt động tiêu dùng thì nền kinh tế sẽ ngưng trệ, không thể phát triển?
A. Tiêu dùng được coi là mục đích của sản xuất.
B. Các hoạt động sản xuất, phân phối - trao đổi, tiêu dùng có quan hệ chặt chẽ với nhau, mất đi một hoạt động sẽ không thể tồn tại được.
C. Nếu như không có hoạt động tiêu dùng, việc sản xuất không còn ý nghĩa.
Hoạt động sản xuất là hoạt động con người tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu của đối tượng nào?
A. Nhà sản xuất.
B. Đời sống xã hội.
C. Nhà phân phối.
Hoạt động trao đổi đóng vai trò kết nối sản xuất với tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu cho đối tượng nào?
A. người tiêu dùng.
B. nhà sản xuất.
C. nhà phân phối.
Vai trò của hoạt động trao đổi với người sản xuất và người tiêu dùng là gì?
A. Động lực của phân phối - trao đổi hàng hóa.
B. Quyết định đến các hoạt động phân phối - trao đổi, tiêu dùng.
C. Phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất.
Cơ chế thị trường tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế nào?
A. Giá cả.
B. Cạnh tranh.
C. Cung - cầu.
Cơ chế thị trường tồn tại những nhược điểm gì?
A. Có thể dẫn tới suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
B. Tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng, có thể dẫn đến lạm phát.
C. Phân hoá giàu - nghèo giữa những người sản xuất, kinh doanh.
Cơ chế thị trường có những ưu điểm gì?
A. Kích thích hoạt động và tạo động lực sáng tạo cho các chủ thể kinh tế.
B. Phát huy tối đa tiềm năng của mọi chủ thể, vùng miền.
C. Phát huy và phân phối các nguồn lực kinh tế tối ưu.
Nội dung nào sau đây không phải ưu điểm của cơ chế thị trường?
A. Kích thích hoạt động và tạo động lực sáng tạo cho các chủ thể kinh tế.
B. Thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng thành tựu của khoa học - công nghệ.
C. Phân hoá giàu - nghèo giữa những người sản xuất, kinh doanh.
Câu tục ngữ nào dưới đây có nội dung nói về đặc điểm của cơ chế thị trường?
A. Chớ bán gà ngày gió, chớ bán chó ngày mưa.
B. Oán cừu thì cởi, nhân nghĩa thì thắt.
C. Chia ngọt sẻ bùi.
Nội dung nào dưới đây không phải nhược điểm của cơ chế thị trường?
A. Suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
B. Nguy cơ khủng hoảng, có thể dẫn đến lạm phát.
C. Phân hoá giàu - nghèo giữa những người sản xuất, kinh doanh.
Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế với tính chất gì?
A. Điều chỉnh gián tiếp.
B. Điều chỉnh thụ động.
C. Tự điều chỉnh.
Đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường là gì?
A. Tự do lựa chọn hình thức sản xuất kinh doanh.
B. Động lực lợi nhuận.
C. Tự chịu trách nhiệm.
Ngân sách nhà nước nước ta bao gồm mấy loại chính?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
Nội dung nào sau đây thể hiện đặc điểm của ngân sách nhà nước?
A. Là một kế hoạch tài chính cần được Quốc hội thông qua trước khi thi hành.
B. Thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia.
C. Là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho Chính phủ tổ chức thực hiện.
Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của nhân sách nhà nước?
A. Tạo lập nguồn vốn lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và huy động nguồn tài chính.
B. Là công cụ để Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội.
C. Điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự bất bình đẳng xã hội.
Nội dung nào dưới đây nói về nghĩa vụ của công dân đối với ngân sách nhà nước?
A. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
B. Nộp đầy đủ các khoản thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
C. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách là nội dung nói về thuộc tính nào của ngân sách nhà nước?
A. Khái niệm ngân sách nhà nước.
B. Đặc điểm của ngân sách nhà nước.
C. Quyền hạn, nghĩa vụ của công dân đối với ngân sách nhà nước.
Quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước được quy định cụ thể ở văn bản pháp luật nào?
A. Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14.
B. Luật Ngân sách nhà nước 2015 số 83/2015/QH13.
C. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 số 29/2018/QH14.
Cơ quan nào có thẩm quyền thông qua dự toán ngân sách và giám sát ngân sách nhà nước?
A. Quốc hội.
B. Chính phủ.
C. Tòa án tối cao.