Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Tiếng Việt 5 (Mới nhất)_ đề 3

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

MỪNG SINH NHẬT BÀ


Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả.

Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy. Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp Sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn .... Một lát sau, bà về và hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”.

Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà giúp đỡ mà mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm.

(Theo Cù Thị Phương Dung)​


* Em hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu?

A. 4 bữa tiệc

B. 5 bữa tiệc

C. 6 bữa tiệc

D. 7 bữa tiệc

Câu 2:
Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà?


A. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật.

B. Vì từ trước tới giờ mọi người chưa ai biết sinh nhật của bà.
C. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui.
D. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà.

Câu 3:
Vì sao mấy chị em cảm thấy mình lớn thêm?

A. Vì mấy chị em đã biết làm món bún chả cho cả nhà ăn.

B. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui.
C. Vì mấy chị em đã biết tự tổ chức bữa tiệc sinh nhật vui vẻ.

D. Vì mấy chị em đã biết nấu nướng và làm việc nhà giúp bà.

Câu 4:

Bài văn trên khuyên chúng ta điều gì?

A. Cần quan tâm đến mọi người trong gia đình lúc ốm đau.

B. Cần chăm sóc, nuôi dưỡng em nhỏ cẩn thận, chu đáo lúc ốm yếu.

C. Cần phải biết kính trọng, quan tâm đến người già trong gia đình.

D. Cần phải giúp đỡ mọi người trong gia đình, nhất là người già và trẻ nhỏ.

Câu 5:
Hai vế của câu ghép: “Chị Linh học lớp Sáu, chữ đẹp nhất nhà.” được nối với nhau bằng cách nào?

A. Nối trực tiếp bằng dấu phẩy.

B. Nối bằng một quan hệ từ.

C. Nối bằng dấu phẩy và một quan hệ từ.

D. Nối bằng một cặp quan hệ từ.

Câu 6:
Câu nào dưới đây là câu ghép?

A. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch.
B. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ.
C. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà giúp đỡ mà mọi chuyện đâu đã vào đó.

D. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui.


Câu 7:
Hai câu: “Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy.” liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Bằng cách lặp từ ngữ.

B. Bằng cách thay thế từ ngữ.

C. Bằng cả hai cách lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.

D. Bằng từ ngữ nối. Đó là từ “Nhưng”.