Đề kiểm tra Giữa kì 2 Vật lí 8 có đáp án (Mới nhất) - Đề 1

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Thả một cục đường vào cốc nước rồi khuấy lên. Đường tan và nước có vị ngọt. Câu giải thích nào sau đây là đúng?
A. Vì khi khuấy nhiều đường nóng lên.
B. Vì khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
C. Vì khi bỏ đường vào và khuấy lên thì thể tích nước trong cốc tăng.
D. Vì khi bỏ đường vào và khuấy lên thì thể tích nước trong cốc giảm.
Câu 2:
Nhiệt năng của một vật
A. chỉ có thể thay đổi bằng truyền nhiệt.
B. chỉ có thể thay đổi bằng thực hiện công.
C. có thể thay đổi bằng truyền nhiệt và thực hiện công.
D. không thể thay đổi được.
Câu 3:
Nhiệt lượng là
A. đại lượng chỉ xuất hiện khi có thực hiện công.

B. đại lượng tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm.

C. phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình thực hiện công.
D. phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt.
Câu 4:
Đơn vị của công suất là:
A. J.
B. W.
C. km/h.
D. N.
Câu 5:
Cách làm nào dưới đây có thể thay đổi nhiệt năng của vật bằng thực hiện công?
A. Hơ nóng vật dưới ngọn lửa.
B. Mài vật.
C. Thả vật vào cốc nước nóng.
D. Thả vật vào cốc nước lạnh.
Câu 6:
Trong điều kiện nào thì hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng xảy ra nhanh hơn?
A. Khi nhiệt độ tăng.
B. Khi thể tích của các chất lỏng lớn.
C. Khi nhiệt độ giảm.
D. Khi trọng lượng riêng của các chất lỏng lớn.
Câu 7:
Chuyển động của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật có đặc điểm
A. chuyển động cong.
B. chuyển động tròn.
C. chuyển động thẳng đều.
D. chuyển động hỗn độn, không ngừng.
Câu 8:
Một ô tô đang chuyển động trên đường, cơ năng của ô tô thuộc dạng nào sau đây?
A. Thế năng đàn hồi.
B. Thế năng hấp dẫn.
C. Nhiệt năng.
D. Động năng.
Câu 9:
Trường hợp nào dưới đây có công cơ học?
A. Cậu bé đang ngồi học bài.
B. Nước ép lên thành bình chứa.
C. Cô bé đang chơi đàn pianô.
D. Con bò đang kéo xe.
Câu 10:
Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao chứng tỏ các phân tử nước
A. hút các hạt phấn hoa.
B. khi thì chuyển động, khi thì đứng yên.
C. chuyển động hỗn độn không ngừng.
D. có khoảng cách.
Câu 11:
Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?
A. Viên đạn đang bay.
B. Hòn bi đang lăn trên mặt đất.
C. Lò xo để tự nhiên ở độ cao cách mặt đất 2m.
D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.
Câu 12:
Khi nói về nhiệt năng có các câu phát biểu sau. Hãy chọn câu phát biểu đúng.
A. Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
B. Nhiệt năng của vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật và cơ năng của vật.
D. Nhiệt năng của vật bằng cơ năng của vật.
Câu 13:
Dùng một lực 100 N để kéo thùng hàng nặng 40 kg lên dốc dài 8 m. Bỏ qua mọi ma sát, chiều cao của dốc là:
A. 2 m.
B. 4 m.
C. 6 m.
D. 8 m.
Câu 14:
Một con ngựa kéo xe đi được 120 m với lực kéo là 200 N trong thời gian 60 giây. Công suất của con ngựa là:
A. 4 W.
B. 40 W.
C. 400 W.
D. 4000 W.
Câu 15:
Một vật có trọng lượng 20 N rơi thẳng đứng từ độ cao 300 cm xuống mặt đất. Trọng lực đã thực hiện một công là:
A. 60 J.
B. 6000 J.
C. 600 J.
D. 0 J.
Câu 16:
Một hòn bi có khối lượng 200 g đang lăn đều trên mặt đất, biết lực ma sát giữa viên bi và mặt đất là 5 N. Trọng lực đã thực hiện một công là:
A. 10 J.
B. 100 J.
C. 0 J.
D. 1000 J.
Câu 17:
Một ô tô chuyển động đều với vận tốc 15 m/s. Biết lực kéo của động cơ ô tô là 200 N. Công suất của ô tô là:
A. 3000 W.
B. 10800 W.
C. 13,3 W.
D. 300 W.
Câu 18:
Vật nào sau đây không có động năng?
A. Xe ô tô đang chuyển động trên đường.
B. Quả bóng đang lăn trên sân.
C. Con lắc đồng hồ đang dao động.
D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.
Câu 19:
Muốn đồng hồ chạy, hàng ngày ta phải lên dây cót cho nó. Đồng hồ hoạt động suốt một ngày nhờ dạng năng lượng nào?
A. Động năng.
B. Thế năng hấp dẫn.
C. Thế năng đàn hồi.
D. Nhiệt năng.
Câu 20:
Người ta đưa một vật lên cao bằng hai cách :
Cách 1: Kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng.
Cách 2: Kéo vật lên bằng hệ thống ròng rọc động.
Nếu bỏ qua ma sát thì nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Công thực hiện để kéo vật ở cách 1 lớn hơn vì kéo trực tiếp.
B. Công thực hiện để kéo vật ở cách 2 lớn hơn vì kéo bằng ròng rọc.
C. Công thực hiện để kéo vật ở cách 1 nhỏ hơn vì đường đi ngắn.
D. Công thực hiện để kéo vật ở hai cách là như nhau.
Câu 21:
Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với vận tốc 2,5 m/s. Công suất của ngựa là 500 W. Lực kéo của ngựa là :
A. 20 N.
B. 200 N.
C. 125 N.
D. 1250 N.
Câu 22:
Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao 2 m. Công mà người đó thực hiện là:
A. 250 J.
B. 100 J.
C. 25 J.
D. 1000 J
Câu 23:
Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là hiện tượng khuếch tán?
A. Đổ mực tím vào cốc nước.
B. Đổ vừng vào đỗ.
C. Xịt nước hoa vào phòng.
D. Đổ nước vào dung dịch muối đồng.
Câu 24:
Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh hơn thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng?
A. Nhiệt độ.
B. Thể tích.
C. Nhiệt năng.
D. Khối lượng.
Câu 25:
Thả một miếng sắt đã được nung nóng vào một cốc nước lạnh thì
A. nhiệt năng của miếng sắt tăng.
B. nhiệt năng của nước giảm.
C. nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi.
D. nhiệt năng của miếng sắt giảm, của nước tăng.
Câu 26:
Lưỡi cưa bị nóng lên khi cưa lâu là do
A. truyền nhiệt.
B. ma sát.
C. thực hiện công.
D. truyền lực.
Câu 27:
Một viên đạn đang bay có những dạng năng lượng nào?
A. Động năng, thế năng.
B. Nhiệt năng.
C. Thế năng, nhiệt năng.
D. Động năng, thế năng và nhiệt năng.
Câu 28:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của một vật?
A. Chỉ có những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
B. Bất kì vật nào, dù nóng hay lạnh cũng đều có nhiệt năng.
C. Chỉ có những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
D. Chỉ có những vật có trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.
Câu 29:
Nhiệt năng của vật càng lớn khi
A. vật có khối lượng càng lớn.
B. vật có khối lượng càng nhỏ.
C. vật có nhiệt độ càng cao.
D. vật có nhiệt độ càng thấp.
Câu 30:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn.
B. Một vật chỉ có khả năng sinh công khi có thế năng hấp dẫn.
C. Một vật càng lên cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
D. Thế năng hấp dẫn của một vật phụ thuộc vào mốc tính độ cao.