Đề kiểm tra Giữa kì 2 Vật lí 8 có đáp án (Mới nhất) - Đề 4

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực là.

A. A=Fs

B. A = F - s 

C. A = F.s

D=  A=Fs

Câu 2:
Một quả dừa có trọng lượng 25 N rơi từ trên cây cách mặt đất 8 m. Công của trọng lực là bao nhiêu?
Media VietJack
A. 200 J.
B. 220 J.
C. 1600 J.
D. 180 J.
Câu 3:
Động cơ ô tô thực hiện lực kéo không đổi F = 1800 N. Biết ô tô chuyển động đều với vận tốc 36 km/h trong 10 phút. Công của lực kéo của động cơ có giá trị là
A. A = 1499 kJ.
B. A = 12,6 MJ.
C. A = 32,4 MJ.
D. A = 10,8 MJ.
Câu 4:
Đơn vị của công cơ học là
A. Niu tơn.
B. Oát.
C. Jun.
D. Mét.
Câu 5:
Trọng lực của vật không thực hiện công cơ học khi
A. vật được ném lên theo phương thẳng đứng.
B. vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang.
C. vật trượt trên mặt phẳng nghiêng.
D. vật rơi từ trên cao xuống.
Câu 6:
Công của lực nào làm quả táo rơi xuống đất?
A. Lực nâng.
B. Trọng lực.
C. Lực đẩy.
D. Lực kéo.
Câu 7:
Dùng cần cẩu nâng thùng hàng khối lượng 2500 kg lên cao 12 m. Công thực hiện trong trường hợp này là bao nhiêu?
Media VietJack
A. A = 350 kJ.
B. A = 400 kJ.
C. A = 300 kJ.
D. A = 450 kJ.
Câu 8:
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công?
A. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi.
B. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công.
C. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi.
D. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Câu 9:
Để nâng một thùng hàng lên độ cao h, dùng cách nào sau đây cho ta lợi về công?
A. Dùng ròng rọc động.
B. Dùng ròng rọc cố định.
C. Không có cách nào cho ta lợi về công.
D. Dùng mặt phẳng nghiêng.
Câu 10:
Trường hợp nào dưới đây không có công cơ học?
A. Hòn bi đang lăn trên mặt bàn.
B. Gió thổi mạnh vào một bức tường.
C. Lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.
D. Người thợ mỏ đẩy xe gòong chuyển động.
Câu 11:
Độ lớn của công cơ học phụ thuộc vào
A. Lực tác dụng lên vật và thời gian chuyển động của vật.
B. Lực tác dụng vào vật và khoảng cách giữa vị trí đầu và vị trí cuối của vật.
C. Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển.
D. Khối lượng của vật và quãng đường vật đi được.
Câu 12:
Công thức tính công suất là

A. P = A.s

B. P = A.t

C. P=At

D. P=As

Câu 13:
Giá trị của công suất được xác định bằng:
A. Công thực hiện khi vật di chuyển được 1 m.
B. Công thực hiện khi vật được nâng lên 1 m.
C. Công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
D. Công thực hiện của lực có độ lớn 1 N.
Câu 14:
Một học sinh kéo đều một gầu nước trọng lượng 60 N từ giếng sâu 6 m lên. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là.
A. 180 W.
B. 720 W.
C. 12 W.
D. 360 W.
Câu 15:
Để đánh giá xem ai làm việc khoẻ hơn, người ta cần biết:
A. Trong cùng một thời gian ai thực hiện công lớn hơn?
B. Ai dùng lực mạnh hơn?
C. Ai dùng ít thời gian hơn?
D. Ai thực hiện công lớn hơn?
Câu 16:
kW.h là đơn vị của
A. động năng.
B. công suất.
C. công.
D. động lượng.
Câu 17:
Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm A trên mặt đất, vật lên đến điểm B thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản không khí, trong quá trình vật chuyển động từ A đến B.
A. Cơ năng cực đại tại B.
B. Cơ năng không đổi.
C. Thế năng giảm.
D. Động năng tăng.
Câu 18:
Trường hợp nào sau đây không có động năng.
A. Media VietJack
B. Media VietJack
C. Media VietJack
D. Media VietJack
Câu 19:
Vật có cơ năng khi
A. vật đứng yên.
B. vật có khối lượng lớn.
C. vật có tính ì lớn.
D. vật có khả năng sinh công.
Câu 20:
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật không có cả động năng và thế năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
A. Xe đạp đang chuyển động lên dốc.
B. Một máy bay đang đáp cánh xuống sân bay.
C. Con chim đang bay lượn trên trời.
D. Chiếc bàn đang đứng yên trên sàn nhà.
Câu 21:
Khi đổ 50 ml rượu vào 50 ml nước, ta thu được một hỗn hợp rượu - nước có thể tích bao nhiêu?
A. Dưới 100 ml.
B. Trên 100 ml.
C. Đúng bằng 50 ml.
D. Đúng bằng 100 ml.
Câu 22:
Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.
B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau bị thổi căng nó tự động co lại.
C. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
D. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.
Câu 23:
Chọn phát biểu đúng.
A. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được.
B. Nguyên tử, phân tử của các chất đều giống nhau.
C. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, tuy nhiên mắt thường vẫn có thể quan sát được.
D. Vì các nguyên tử, phân tử rất bé nên giữa chúng không có khoảng cách.
Câu 24:
Nước biển có vị mặn vì sao?
A. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
B. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
C. Do các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau.
D. Do các phân tử nước biển có vị mặn.
Câu 25:
Tại sao các chất trông đều có vẻ liền như một khối, mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất.
A. Vì một vật chỉ được cấu tạo từ một số ít các hạt mà thôi.
B. Một cách giải thích khác.
C. Vì các hạt vật chất rất nhỏ, khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường ta không thể phân biệt được.
D. Vì kích thước các hạt không nhỏ lắm nhưng chúng lại nằm rất sát nhau.
Câu 26:
Chọn phát biểu sai?
A. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.
B. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.
C. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách.
D. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
Câu 27:
Chọn phát biểu sai.
A. Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
B. Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm.
C. Chuyển động của các nguyên tử, phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ nên chuyển động này được gọi là chuyển động nhiệt.
D. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
Câu 28:
Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên khi ............. của vật tăng.
A. trọng lượng.
B. khối lượng.
C. nhiệt độ.
D. cân nặng.