Đề kiểm tra Giữa kì 2 Vật lí 8 có đáp án (Mới nhất) - Đề 8
Đây là bản xem thử, hãy nhấn Luyện tập ngay để bắt đầu luyện tập với Sinx
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Câu 1:
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công?
A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công.
B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi.
C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi.
Câu 2:
Chọn đáp án đúng nhất
Máy cơ đơn giản là:
Máy cơ đơn giản là:
A. Ròng rọc.
B. Đòn bẩy.
C. Mặt phẳng nghiêng.
D. Ròng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng.
Câu 3:
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là không đúng?
A. Ròng rọc cố định chỉ có tác dụng đổi hướng của lực và cho ta lợi về công.
B. Ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực, thiệt hai lần về đường đi, không cho ta lợi về công.
C. Mặt phẳng nghiêng cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi, không cho ta lợi về công.
D. Đòn bẩy cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại, không cho ta lợi về công.
Câu 4:
Kéo đều thùng hàng nặng 900 N lên sàn ô tô cách mặt đất 2 m bằng tấm ván đặt nghiêng (ma sát không đáng kể). Cách thứ nhất dùng tấm ván 4 m, cách thứ hai dùng tấm ván 6 m. So sánh nào sau đây đúng khi nói về công thực hiện trong 2 cách trên?
A. Cách thứ nhất công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 2 lần.
B. Trong cả hai cách công của lực kéo bằng nhau.
C. Cách thứ nhất công của lực kéo lớn hơn và lớn hơn 2 lần.
D. Cách thứ hai công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 3 lần.
Câu 5:
Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50 kg lên cao 2 m. Nếu không có ma sát thì lực kéo là 200 N, chiều dài mặt phẳng nghiêng khi đó là:
A. 4 m.
B. 0,8 m.
C. 5 m.
D. 6 m.
Câu 6:
Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng có chiều dài là 4 m để kéo một vật có khối lượng 60 kg lên cao 2 m. Thực tế có ma sát và hiệu suất của mặt phẳng nghiêng dùng ở trên là 80 %. Lực ma sát khi đó có độ lớn là:
A. Fms = 65 N.
B. Fms = 375 N.
C. Fms = 75 N.
D. Fms = 325 N.
Câu 7:
Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của công suất?
A. Jun/ giây (J/s).
B. Oát (W).
C. Kilô oát (kW).
D. Niu tơn (N).
Câu 8:
Điều nào sau đây là không đúng khi nói về công suất?
A. Công suất được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
B. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây.
C. Công suất được xác định bằng công thức.
D. Đơn vị công suất là Oát (W).
Câu 9:
Công thức tính công suất là:
Câu 10:
Để đánh giá xem ai làm việc khoẻ hơn, người ta cần biết
A. Ai thực hiện công lớn hơn?
B. Ai dùng ít thời gian hơn?
C. Ai dùng lực mạnh hơn?
D. Trong cùng một thời gian ai thực hiện công lớn hơn?
Câu 11:
Một xe tải thực hiện một công là 400 000 J trong 50 s. Công suất của xe tải là:
A. 0,8 kW.
B. 700 W.
C. 8000 W.
D. 800 kW.
Câu 12:
Một vật có công suất 400 W được sử dụng trong thời gian 20 s. Công của vật đã thực hiện là:
A. 800 J.
B. 50 J.
C. 8000 N.m.
D. 8000 N/m.
Câu 13:
Để cày một tấm đất ruộng, nếu dùng trâu thì mất 3 giờ, còn nếu dùng máy cày thì chỉ mất giờ. Máy cày có công suất lớn hơn công suất của trâu là bao nhiêu lần?
A. 3 lần.
B. 20 lần.
C. 18 lần.
D. 9 lần.
Câu 14:
Công suất của một máy khoan là 800 W. Để thực hiện một công là 2400 kJ thì hết thời gian bao lâu?
A. 0,85 giờ.
B. 0,83 giờ.
C. 3 giờ.
D. 2 giờ.
Câu 15:
Một người kéo đều một vật từ giếng sâu 8 m trong 30 giây. Người ấy phải dùng một lực F = 180 N. Công suất của người kéo là:
A. 48 W.
B. 50 W.
C. 45 W.
D. 60 W.
Câu 16:
Một vật được xem là có cơ năng khi vật đó
A. có khối lượng lớn.
B. chịu tác dụng của một lực lớn.
C. có trọng lượng lớn.
D. có khả năng thực hiện công lên vật khác.
Câu 17:
Động năng của một vật phụ thuộc vào
A. Chỉ khối lượng của vật.
B. Cả khối lượng và độ cao của vật.\
C. Độ cao của vật so với mặt đất.
D. Cả khối lượng và vận tốc của vật.
Câu 18:
Một vật chỉ có thế năng đàn hồi khi
A. vật bị biến dạng.
B. vật đang ở một độ cao nào đó so với mặt đất.
C. vật có tính đàn hồi bị biến dạng.
D. vật có tính đàn hồi đang chuyển động.
Câu 19:
Vật nào sau đây không có động năng?
A. Quả bóng lăn trên mặt sân cỏ.
B. Cái bàn nằm yên trên sàn nhà.
C. Viên đạn đang bay đến mục tiêu.
D. Ô tô đang chuyển động trên đường.
Câu 20:
Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng?
A. Viên đạn đang bay.
B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.
C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất.
D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.
Câu 21:
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng nếu chọn mốc thế năng tại mặt đất?
A. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay.
B. Một ô tô đang đỗ trong bến xe.
C. Quả bóng bay đang bay trên cao.
D. Một ô tô đang chuyển động trên đường.
Câu 22:
Quan sát một hành khách ngồi trong một toa tàu đang chuyển động. Ý kiến nào sau đây là không đúng?
A. Hành khách không có động năng vì hành khách ngồi yên trên tàu.
B. Hành khách có động năng vì hành khách chuyển động so với nhà ga.
C. Cả tàu và hành khách đều có động năng.
D. Tàu có động năng vì tàu đang chuyển động.
Câu 23:
Hai vật ở độ cao khác nhau thì thế năng trọng trường của hai vật
A. Không bằng nhau vì độ cao khác nhau.
B. Có thể bằng nhau vì thế năng trọng trường còn phụ thuộc và khối lượng của 2 vật.
C. Luôn bằng nhau vì cùng ở trên cao.
D. Vật nào cao hơn thì có thế năng trọng trường lớn hơn.
Câu 24:
Các chất được cấu tạo từ
A. Tế bào.
B. Các nguyên tử, phân tử.
C. Hợp chất.
D. Các mô.
Câu 25:
Có thể quan sát được các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật thể bằng
A. mắt thường.
B. kính hiển vi.
C. kính lúp.
D. kính hiển vi hiện đại.
Câu 26:
Khi đổ 50 cm3 rượu vào 50 cm3 nước, ta thu được hỗn hợp rượu - nước có thể tích bao nhiêu?
A. 50 cm3
B. 100 cm3
C. Nhỏ hơn 100 cm3
D. Lớn hơn 100 cm3
Câu 27:
Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi nó tự động co lại.
C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.
D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.
Câu 28:
Nước biển vị mặn, tại sao?
A. Do các phân tử nước biển có vị mặn.
B. Do các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau.
C. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
D. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
Câu 29:
Kích thước của một phân tử Hiđrô vào khoảng 0,00000023 mm. Độ dài của mỗi chuỗi gồm 1 triệu phân tử này đứng nối tiếp nhau là.
A. 0,23 mm.
B. 0,023 mm.
C. 2,3 mm.
D. 23 mm.
Câu 30:
Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử?
A. Chuyển động không ngừng.
B. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
D. Chuyển động càng nhanh, nhiệt độ càng cao.
Câu 31:
Hiện tượng khuếch tán là gì?
A. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau.
B. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất nằm riêng biệt, tách rời nhau.
C. Hiện tượng khi đổ nước vào cốc.
D. Hiện tượng đường tan trong nước khi khuấy đều.
Câu 32:
Chọn phát biểu đúng khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử?
A. Các phân tử, nguyên tử có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động theo một hướng nhất định.
C. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm lại.
D. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.
Câu 33:
Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến đại lượng nào sau đây?
A. Khối lượng của vật.
B. Nhiệt độ của vật.
C. Thể tích của vật.
D. Trọng lượng riêng của vật.
Câu 34:
Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán?
A. Đường để trong cốc nước, sau một thời gian nước trong cốc ngọt hơn ban đầu.
B. Miếng sắt để trên bề mặt miếng đồng, sau một thời gian, trên bề mặt miếng sắt có phủ một lớp đồng và ngược lại.
C. Cát được trộn lẫn với ngô.
D. Mở lọ nước hoa ở trong phòng, sau một thời gian, cả phòng đều có mùi thơm.
Câu 35:
Đối với không khí trong một lớp học, khi nhiệt độ tăng thì
A. kích thước các phân tử không khí tăng.
B. vận tốc các phân tử không khí tăng.
C. khối lượng không khí trong phòng tăng.
D. thể tích không khí trong phòng tăng.
Câu 36:
Tại sao đun nóng chất khí đựng trong một bình kín thì thể tích của chất khí có thể coi như không đổi, còn áp suất do chất khí tác dụng lên thành bình lại tăng?
A. Vì khi đun nóng chất khí nở ra nên thể tích khí tăng nên va chạm vào thành bình một lực lớn hơn.
B. Vì khi đun nóng chất khí nở ra, số lượng phân tử khí tăng lên và tác dụng áp lực vào thành bình nhiều hơn.
C. Vì khi đun nóng các phân tử chất khí chuyển động nhanh hơn nên va chạm vào thành bình nhiều và mạnh hơn.
D. Vì khi đun nóng nhiệt độ tăng thì áp suất cũng tăng theo.
Câu 37:
Tại sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?
A. Vì nước nóng nhiệt độ cao làm cho đường nóng lên nở ra và tan nhanh hơn.
B. Vì nước và đường nóng thì các phân tử nước và đường chuyển động nhanh hơn nên chúng xen kẽ vào khoảng cách của nhau nhanh hơn.
C. Vì nước và đường nóng thì khoảng cách giữa các phân tử nước và đường tăng lên do vậy chúng hòa tan nhanh hơn.
D. Vì nước nóng sẽ tan nhanh hơn trong nước lạnh.
Câu 38:
Trong thí nghiệm của Bơ – rao các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng vì
A. giữa chúng có khoảng cách.
B. chúng là các phân tử.
C. các phân tử nước chuyển động không ngừng, va chạm vào chúng từ mọi phía.
D. chúng là các thực thể sống.
Câu 39:
Một hệ thống băng chuyền gắn với động cơ điện cứ 5 phút đưa được một lượng hàng nặng 1200 kg lên cao 4,5 m. Nếu hiệu suất của động cơ là 80% thì công suất của động cơ là.
A. 225 W.
B. 180 W.
C. 144 W.
D. 220 W.
Câu 40:
Công thức tính thế năng trọng trường là
A. Wt = m.g.h.
B. Wt = m.h.s.
C. Wt = m.g.
D. Wt = m.h.