Đề kiểm tra giữa kì II Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều ( Đề 1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dụng cụ để đo độ lớn của lực là

nhiệt kế.
ampe kế.
tốc kế.
lực kế.
Câu 2:

Hình ảnh này cho biết


lực kéo của đội 1 cân bằng với lực kéo của đội 2.
lực kéo của đội 2 lớn hơn so với lực kéo của đội 1.
lực kéo của đội 2 nhỏ hơn so với lực kéo của đội 1.
Cả ba đáp án đều sai.

 

Câu 3:

Lực được phân thành mấy loại?

Lực kéo và lực đẩy.
Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.
Lực căng và lực nén.
Lực mạnh và lực yếu.
Câu 4:

Lực của tay đập vào quả bóng chuyền đang đứng yên là lực gì? Có tác dụng gì?

Lực không tiếp xúc, làm biến đổi chuyển động.
Lực tiếp xúc, làm biến đổi chuyển động.
Lực tiếp xúc, làm biến dạng.
Lực không tiếp xúc, làm biến dạng.
Câu 5:

Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách

Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2.
Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2.
Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2.
Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2.
Câu 6:

Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật không xương sống với nhóm động vật có xương sống là?

Hình thái đa dạng.
Không có xương sống.
Kích thước cơ thể lớn. 

Sống lâu.

Câu 7:

Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của các ngành giun?

Bộ xương ngoài bằng kitin, các chân phân đốt, khớp động với nhau.
Cơ thể mềm, không phân đốt, có vỏ cứng bao bên ngoài.
Cơ thể dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu, thân.
Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột hình túi.
Câu 8:

Trong các loài động vật không xương sống sau đây, loài nào gây bệnh cho con người?

Giun đũa, giun đất.
Con ong, con ruồi.
Giun đất, con ong
Giun đũa, con ruồi.
Câu 9:

Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm của lớp Chim?

Da trần, luôn ẩm ướt, dễ thấm nước, hô hấp bằng da và phổi.
Có lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng hai chân, chi trước biến đổi thành cánh.
Có lông mao bao phủ khắp cơ thể, có răng, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.
Da khô, phủ vảy sừng, hô hấp bằng phổi, đẻ trứng.
Câu 10:

Đặc điểm của lạc đà thích nghi với môi trường hoang mạc đới nóng là

Bướu mỡ.
Có màu lông giống màu cát.
Chân cao, móng rộng, có đệm thịt dày.
Tất cả các đặc điểm trên.
Câu 11:

Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây?

Đa dạng hình dạng tế bào.
Đa dạng hệ sinh thái.
Đa dạng loài.
Đa dạng môi trường.
Câu 12:

Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?

Hoang mạc
Rừng ôn đới.
Rừng mưa nhiệt đới.
Đài nguyên.
Câu 13:

Cho các vai trò sau:

(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người.

(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận.

(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người.

(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu.

(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người.

Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?

(1), (2), (3).
(2), (3), (5).
(1), ((2), (4), 
(2), (4), (5).
Câu 14:

Dụng cụ dưới đây có tác dụng gì khi tham quan, tìm hiểu về thiên nhiên?

Vợt bắt sâu bọ.
Vợt bắt động vật lớp thú.
Vợt bắt động vật lưỡng cư.
Vợt bắt động vật thủy sinh.
Câu 15:

Động vật thuộc lớp Cá có những đặc điểm nào dưới đây?

(1) Hô hấp bằng mang.

(2) Di chuyển nhờ vây.

(3) Da khô, phủ vảy sừng.

(4) Sống ở nước.

(1), (2), (3).
(1), (2), (4).
(1), (3), (4).
(2), (3), (4).
Câu 16:

Vì sao ở vùng đồi núi nơi có rừng sẽ ít xảy ra sạt lở, xói mòn đất?

Vì đất ở khu vực đó là đất sét nên không bị xói mòn.
Vì lượng mưa ở khu vực đó thấp hơn lượng mưa ở khu vực khác.
Vì các tán cây, rễ cây giảm lực chảy của dòng nước, rễ cây giữ đất.
Vì nước sẽ bị hấp thu hết trở thành nước ngầm khiến tốc độ dòng chảy giảm.