Đề kiểm tra giữa kì II Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều ( Đề 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Vật liệu nào sau đây dẫn điện tốt?

Cao su. 
Kim loại.   
Gốm sứ.        
Xi măng.
Câu 2:

Khi than đá được dùng với mục đích cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện để sản xuất điện thì than đá được gọi là

nguyên liệu.      
nhiên liệu.
vật liệu.              
vật liệu hoặc nguyên liệu.
Câu 3:

Chất dinh dưỡng nào là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể?

Chất xơ.
Vitamin.
Tinh bột, đường.
Chất đạm.
Câu 4:

Thiếu vitamin A có thể dẫn đến

còi xương.
mù lòa.
bướu cổ.
thiếu máu.
Câu 5:

Chất tinh khiết là chất có đặc điểm nào sau đây?

Chất lẫn ít tạp chất.
Chất có tính chất thay đổi.
Chất lẫn nhiều tạp chất.
Chất không lẫn tạp chất.
Câu 6:

Để có một hỗn hợp cần trộn mấy chất với nhau?

1 chất.
2 chất.
2 chất trở lên.
3 chất trở lên.
Câu 7:

Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì?

Lên men bánh, bia, rượu.
Cung cấp thức ăn.
Dùng làm thuốc.
Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật.
Câu 8:

Thực vật được chia thành các ngành nào?

Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín.         
Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.
Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm.           
Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết.
Câu 9:

Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?

Gây bệnh nấm da ở động vật.
Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
Gây bệnh viêm gan B ở người.
Gây ngộ độc thực phẩm ở người.
Câu 10:

Thực vật có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người và nhiều loài động vật?

Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.
Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến công nghiệp.
Cung cấp nguồn thức ăn dồi dào và oxygen cho quá trình hô hấp của con người và động vật.
Tất cả các đáp án trên.
Câu 11:

Trong các loài sau, loài thực vật nào có hoa?

Rêu tản, cây dừa, cây khoai lang, cây ngô, cây thông, cây lông cu li.
Cây dừa, cây khoai lang, cây ngô, cây thông, cây lông cu li.
Rêu tản, cây khoai lang, cây ngô, cây thông.
Cây dừa, cây khoai lang, cây ngô.
Câu 12:

Chọn phát biểu đúng?

Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.
Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.
Lực ma sát vừa có lợi vừa có hại.
Lực ma sát là lực không tiếp xúc.
Câu 13:

Trọng lực có phương và chiều như thế nào?

Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.
Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.
Phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái.
Câu 14:

Biến dạng của vật nào dưới đây là biến dạng đàn hồi?

Quả bóng chuyền đập vào tay cầu thủ rồi bật lại theo hướng khác.
Sợi dây bị kéo căng rồi đứt.
Tờ giấy bị xé đôi.
Cốc nước bị rơi từ trên cao xuống, vỡ thành nhiều mảnh nhỏ.
Câu 15:

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có ích?

Bảng trơn không viết được phấn lên bảng.
Xe đạp đi nhiều nên xích, líp bị mòn.
Người thợ trượt thùng hàng trên mặt sàn rất vất vả.

Giày dép sau thời gian sử dụng đế bị mòn.

Câu 16:

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Năng lượng mà vật có được do chuyển động gọi là ……

thế năng.
hóa năng.
động năng.
quang năng