Đề kiểm tra giữa kì II Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức ( Đề 1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?

Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.
Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.
Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài.
Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới.
Câu 2:

Khóa lưỡng phân sẽ được dừng phân loại khi nào?

Khi các loài sinh vật cần phân loại quá nhiều.
Khi các loài sinh vật cần phân loại quá ít.
Khi đã phân loại triệt để được các loài sinh vật.
Khi các loài sinh vật cần phân loại có điểm khác nhau.
Câu 3:

Vi khuẩn được cấu tạo bởi các thành phần chính nào?

Vùng nhân, tế bào chất, màng tế bào, thành tế bào.
Nhân, màng tế bào, thành tế bào, roi, lông.
Vùng nhân, tế bào chất, roi, lông, thành tế bào.
Nhân, roi, tế bào chất, màng sinh chất, lông.
Câu 4:

Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn?

Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.
Câu 5:

Vật chất di truyền của một virus là

ARN và AND.
ARN và gai glycoprotein.
ADN hoặc gai glycoprotein.
ADN hoặc ARN.
Câu 6:

Trong các bệnh sau đây, bệnh nào do virus gây nên?

Bệnh kiết lị.
Bệnh dại.
Bệnh vàng da.

Bệnh tả.

Câu 7:

Trùng kiết lị có khả năng nào sau đây?

Mọc thêm roi.
Xâm nhập qua da.
Hình thành bào xác.
Hình thành lông bơi.
Câu 8:

Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật?

Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
 Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.
Câu 9:

Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là

xuất hiện những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa.
xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, gây ngứa.
xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa.
xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức.
Câu 10:

Khẳng định nào sau đây là đúng?

Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực.
Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi.
Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi.
Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người.
Câu 11:

Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?

Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu. 
Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.
Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.
Câu 12:

Ngành thực vật nào sau đây có mạch, có rễ thật và sinh sản bằng bào tử?

Rêu.
Dương xỉ.
Hạt trần.
Hạt kín.
Câu 13:

Động vật có xương sống bao gồm  

cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
cá, chân khớp, bò sát, chim, thú.
cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú.
thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
Câu 14:

Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?

Tôm, muỗi, lợn, cừu.
Bò, châu chấu, sư tử, voi.
Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ.
Gấu, mèo, dê, cá heo.
Câu 15:

Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?

Trùng Entamoeba.
Trùng Plasmodium.
Trùng giày.
Trùng roi.
Câu 16:

Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?

 

Rừng mưa nhiệt đới.
 Hoang mạc.
Thảo nguyên.
Băng tuyết.