Đề kiểm tra Học kì 1 GDCD 9 có đáp án (Đề 2)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Thế nào là hợp tác cùng phát triển?
A. Cùng hoàn thành công việc trong một thời gian nhất định, đạt kết quả cao
B. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
C. Lôi kéo nước này để chống lại nước khác
D. Tranh thủ sự giúp đỡ của người khác để hoàn thành công việc của mình
Hợp tác cùng phát triển phải dựa trên cơ sở
A. Bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác.
B. Cùng chung chí hướng
C. Can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
D. Cùng trao đổi những kinh nghiệm trong cuộc sống
Em đồng ý với ý kiến nào sau đây
A. Chỉ nên hợp tác với các nước có cùng chế độ chính trị
B. Đấu tranh chống khủng bố không phải là vấn đề riêng của quốc gia nào
C. Không nhất thiết phải hợp tác với nhiều nước
D. Chỉ cần hợp tác với các nước trong lĩnh vực kinh tế
Hành vi nào dưới đây thể hiện sự hợp tác cùng phát triển
A. Nam tự sưu tầm các tài liệu về bảo vệ di sản văn hóa mà không muốn các bạn trong lớp cùng tham gia
B. Vì học giỏi nên Lan không muốn trao đổi phương pháp học tập với ai
C. Hoa phải mất rất nhiều thời gian khi một mình tự giải quyết các BT khó
D. Lớp 9A và 9C cùng hợp tác trong lao động nên công việc hoàn thành sớm
Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở
A. Một bên phải được lợi
B. Bình đẳng, cùng có lợi
C. Phần đóng góp phải bằng nhau.
D.Tự nguyện và chấp nhận thua thiệt
Trong cuộc sống hàng ngày, hợp tác thể hiện
A. Làm việc vì lợi ích cá nhân
B. Việc ai người ấy làm
C. Làm việc cùng nhau vì mục tiêu chung
D. Làm việc vì lợi ích tập thể
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc
A. Hợp tác với các nước trong khu vực
B. Làm cho thế giới thấy Việt Nam giàu đẹp
C. Tăng cường hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước trong khu vực và trên thế giới
D. Hợp tác với các tổ chức quốc tế
Hợp tác cùng phát triển dựa trên nguyên tắc
A. Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
C. Giải quyết bất đồng và tranh chấp bằng đối đầu
D. Không giải quyết bất đồng và tranh chấp
Ý kiến sai về vấn đề hợp tác?
A. Hợp tác giúp ta vốn, trình độ quản lí, khoa học công nghệ
B. Hợp tác quốc tế để giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu
C. Hợp tác giúp các nước phát triển về mọi mặt
D. Hợp tác là trách nhiệm của các nước giàu đối với các nước nghèo
Nguyên tắc nào sau đây không phải là cơ sở của sự hợp tác giữa các quốc gia
A. Bình đẳng
B. Đôi bên cùng có lợi
C. Không phương hại đến lợi ích của người khác
D. Được quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
Việt nam chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) năm nào?
A. 1977
B. 1995
C. 1996
D. 2007
Vì sao hợp tác quốc tế trở thành vấn đề quan trọng và tất yếu trong thời đại ngày nay
A. Vì công nghệ thông tin ngày càng phát triển
B. Vì ngành du lịch phát triển rút ngắn khoảng cách dịa lý
C. Vì các vấn đề toàn cầu cần được thế giới chung tay giải quyết
D. Vì thỏa mãn các nhu cầu hiểu biết lẫn nhau
Khi có những vấn đề không giải quyết được, em và bạn bè thường chọn cách làm việc nào
A. Làm việc theo nhóm
B. Làm việc riêng lẻ từng cá nhân
C. Thuê người khác làm hộ
D. Bỏ công việc đó lại vì rất tốn thời gian
Công trình nào có sự hợp tác giữa việt Nam và Ô-xtray-li-a?
A. Cầu Mỹ Thuận.
B. Cầu Cần thơ.
C. Cầu Rạch Miễu.
D. Cầu Hàm Luông
Vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu hiện nay cần hợp tác giải quyết là.
A. Kinh tế
B. Văn hóa, giáo dục
C. Dân số, tình trạng đói nghèo, môi trường, bệnh hiểm nghèo.
D. Khoa học kĩ thuật
Việc làm nào sau đây thể hiện sự hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường.
A. Việt Nam tham gia Hội thảo với các nước trong khu vực tìm ra những biện pháp bảo vệ rừng.
B. Việt Nam rất chú trọng công tác bảo vệ rừng.
C. Việt Nam mở rộng hợp tác với nước ngoài để phát triển kinh tế.
D. Việt Nam có nhiều chính sách thu hút sự đầu tư của nước ngoài
Hợp tác với nước ngoài để.
A. Giải quyết những vấn đề mà không một quốc gia, dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết
B. Hợp tác là xu thế chung.
C. Hợp tác để tìm hiểu nhau.
D. Hợp tác để phát triển du lịch.
Việt Nam là quốc gia….
A. Thuộc hiệp hội Đông Nam Á
B. Tham gia chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc
C. Tham gia các tổ chức xã hội như. WHO, FAO
D. Cả A,B,C đều đúng
Chính sách hợp tác của Nhà nước ta là.
A. Tăng cường hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước trong khu vực và trên thế giới.
B. Hợp tác với các nước có nền kinh tế phát triển mạnh.
C. Chỉ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Hợp tác với các nước láng giềng và trong khu vực.
Em tán thành ý kiến nào dưới đây về hợp tác ?
A. Hợp tác là tranh thủ sự giúp đỡ của người khác.
B. Hợp tác là cùng chung sức làm việc, hỗ trợ lẫn nhau vì mục đích tốt đẹp.
C. Mỗi quốc gia/ dân tộc có thể tự giải quyết được các vấn đề bức xúc mà không cần có sự hợp tác với bên ngoài.
D. Học sinh không cần có sự hợp tác trong học tập, vì như vậy sẽ làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mình.
Hành vi nào dưới đây thể hiện sự hợp tác cùng phát triển ?
A. Nam tự sưu tầm các tài liệu về bảo vệ di sản văn hóa mà không muốn các bạn trong lớp cùng tham gia.
B. Vì học giỏi nên Tuyết không muốn trao đổi phương pháp học tập với ai.
C. Hoa không muốn nhờ các bạn để giải quyết các bài tập khó.
D. Lớp 9A và 9C cùng hợp tác trong lao động nên công việc hoàn thành sớm trước kế hoạch.
Sự hợp tác chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở
A. Một bên có lợi
B. Bình đẳng, cùng có lợi, không làm phương hại đến lợi ích của nhau
C. Hai bên phải bằng nhau
D. Tự nguyện chấp nhận thua thiệt
Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự hợp tác cùng phát triển ?
A. Trong giờ kiểm tra, Mai và Tuấn hợp tác cùng làm bài
B. Các bác sĩ Nga và Việt Nam phối hợp làm phẩu thuật cho bệnh nhân
C. Một nhóm người liên kết với nhau để khai thác gỗ trái phép và chống lại cán bộ kiểm lâm
D. Nhóm của Bình hợp tác với nhau để tẩy chay các bạn khác trong lớp.
Trong cuộc sống hàng ngày hợp tác thể hiện
A. Làm việc cùng nhau vì mục tiêu chung.
B. Việc ai người ấy làm.
C. Làm việc vì lợi ích cá nhân.
D. Làm việc vì lợi ích tập thể.
Hợp tác cùng phát triển dựa trên nguyên tắc
A. Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực.
B. Giải quyết bất đồng và tranh chấp bằng đối đầu.
C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
D. Không giải quyết bất đồng và tranh chấp.
Cho biết xu thế chung của thế giới ngày nay là.
A. Đối đầu xung đột
B. Chiến tranh lạnh
C. Hòa bình ổn định và hợp tác để phát triển kinh tế.
D. Hạn chế quan hệ với các nước để tránh xảy ra xung đột.
Sự hợp tác giữa các nước sẽ mang lại những lợi ích gì?
A. Cùng nhau giải quyết các vấn đề bức xúc có tính toàn cầu
B. Giúp đỡ tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển
C. Để đạt mục tiêu hòa bình cho toàn nhân loại
D. Tất cả các ý A, B, C đều đúng
Việc làm nào thể hiện trách nhiệm của bản thân em trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác?
A. Hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập, lao động, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
B. Không quan tâm gì đến tình hình trong nước và thế giới
C. Không tham gia buổi giao lưu gặp gỡ với học sinh nước ngoài do nhà trường tổ chức
D. Không tham gia thực hiện nhiệm vụ học tập của nhóm
Việc làm nào sau đây không thể hiện tinh thần hợp tác của học sinh
A. Tích cực tham gia thảo luận nhóm
B. Xây dựng kế hoạch hoạt động kỉ niệm ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
C. Cùng nhau thực hiện hoạt động Tuyên truyền về Hòa bình
D. Không giúp đỡ, hỗ trợ các bạn học sinh khác trường
Trong các câu tục ngữ, ca dao sau, câu nào thể hiện tư tưởng thiếu tinh thần hợp tác
A. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
B. Chuông làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ
C. Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn
D. Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?
A. Là những giá trị tinh thần
B. Là lịch sử lâu dài của dân tộc
C. Là những giá trị vật chất
D. Là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử của dân tộc
Dòng nào không đúng khi nói về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?
A. Là truyền thống tốt đẹp đáng tự hào
B. Được hình thành trong lịch sử lâu dài của dân tộc
C. Là những giá trị bình thường
D. Là những giá trị vô cùng quý giá
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc có ý nghĩa như thế nào?
A. Góp phần tích cực vào quá trình phát triển cúa dân tộc và mỗi cá nhân
B. Là vô cùng quý giá đối với mỗi con người
C. Là động lực cho sự phát triển của xã hội
D. Là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển cúa dân tộc và mỗi cá nhân
Dòng nào không đúng khi nói về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
A. Đoàn kết, nhân nghìa, tôn sư trọng đạo
B. Ích kỷ, lười biếng, bất hiếu
C. Hiếu học, cần cù, dũng cảm,
D. Hiếu thảo, hiếu học, yêu thương đùm bọc
Chúng ta cần làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Chúng ta cần tự hào
B. Chúng ta cần giũ gìn phát huy
C. Chúng ta cần tiếp nối
D. Chúng ta cần tự hào giữ gìn phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việc làm nào sau đây thể hiện kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Có thái độ chê bai, coi thường
B. Xấu hổ khi nói về làng nghề truyền thống
C. Tìm hiểu truyền thống trên quê hương mình
D. Có hành vi làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục
Trước những hành vi làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc em cần làm gì?
A. Lên án ngăn chặn
B. Không quan tâm
C. Bỏ qua trước việc làm đó
D. Cùng tham gia
Việc làm nào sau đây không kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Bảo tồn các làn điệu dân ca
B. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên
C. Tổ chức cưới xin ma chay linh đình
D. Duy trì làng nghề
Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Không được để truyền thống bị mai một lãng quyên
B. Không có truyền thống đất nước vẫn phát triển
C. Truyền thông không còn quan trọng trong thời đại mở cửa và hội nhập
D. Chê bai những người mặc trang phục truyền thống
Việc làm nào sau đây không phải là sự kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Tham quan khu di tích lịch sử
B. Tham gia lễ hội truyền thống
C. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
D. Lười biếng trong lao động.