Đề kiểm tra Học kì 1 GDCD 9 có đáp án (Đề 4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Mỗi học sinh phải xác định lí tưởng sống đúng đắn cho mình bằng cách nào?

A. Xây dựng kế hoạch học tập

B. Rèn luyện đạo đức, sức khỏe

C. Thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh lớp 9

D. Xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện đạo đức, sức khỏe thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh lớp 9

Câu 2:

 Vì sao thanh niên có lí tưởng sống cao đẹp lại rất vẻ vang?

A. Vì là lực lượng nòng cốt, xung kích xây dựng đất nước

B. Vì là người cống hiến hết mình

C. Vì là người suy nghĩ hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng của dân tộc

D. Luôn sáng tạo trong lao động và trong hoạt động xã hội

Câu 3:

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc thanh niên luôn được xác định là lực lượng.

A. QUyết định

B. Lãnh đạo

C. Quan trọng

D. Nòng cốt

Câu 4:

Việc làm nào sau đây biểu hiện rõ trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH?

A. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị và xã hội

B. Sống, học tập làm việc vì gia đình

C. Học tập rèn luyện toàn diện

D. Dồn hết sức vào việc học tập

Câu 5:

Việc làm nào dưới đây biểu hiện sống tầm thường chưa đúng của thanh niên?

A. Vận dụng những điều đã học vào thực tiễn

B. Không sợ khó, không sợ khổ

C. Học tập là quyền của bản thân được đến đâu hay đến đó

D. Luôn sáng tạo trong lao động và trong hoạt động xã hội

Câu 6:

 Người anh hùng Lý Tự Trọng hi sinh năm bao nhiêu tuổi?

A. 17

B. 18

C> 20

D. 19

Câu 7:

Hiện nay một số bạn học sinh ăn chơi đua đòi, thích thể hiện học đòi phong cách. Em có thái độ như thế nào trước những hành vi ấy?

A. Đồng tình ủng hộ

B. Học theo các bạn ấy

C. Không quan tâm để ý

D. Phê phán những hành động không đúng đắn, không phù hợp

Câu 8:

 Là thanh niên cần làm gì để thực hiện trách nhiệm của mình với đất nước?

A. Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định

B. Không chấp hành thực hiện lệnh nhập ngũ

C. Thờ ơ trước những việc chung

D. Thoái thác trách nhiệm khi dược giao nhiêm vụ

Câu 9:

Để thực hiên CNH-HĐH đất nước cần có một lực lựơng lao động như thế nào?

A. Có trình độ học vấn nhất định

B. Có năng lực ở nhiều lĩnh vực

C. Có học vấn, hiểu biết kỹ thuật, tự giác trong lao động ở mọi lĩnh vực

D. Có năng lực kinh doanh

Câu 10:

Việc làm nào dưới đây, biểu hiện lý tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên?

A. Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường.

B. Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

C. Dễ thì làm, khó thì bỏ.

D. Thất bại là mẹ của thành công, thành công phải được tôn vinh xứng đáng.

Câu 11:

Việc làm nào là đúng đắn của thanh niên?

A. Bị cám dỗ bởi nhu cầu tầm thường

B. Không có kế koạch phấn đấu.

C. Dễ làm, khó bỏ.

D. Học tập vì ngày mai lập nghiệp.

Câu 12:

Biểu hiện của thanh niên trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước?

A. Không có ý thức trong việc bảo vệ an ninh xã hội

B. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội

C. Không cần áp dụng những lí thuyết vào thực tiễn

D. Sống vì lợi ích của bản thân

Câu 13:

Để hưởng ứng phong trào “mùa hè xanh” do Đoàn Thanh niên phát động, nhiều thanh niên tình nguyện, sẵn sàng đến vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để giúp đỡ nhân dân. Những việc làm ấy có ý nghĩa như thế nào?

A. Làm việc theo sự phân công

B. Làm việc tình nguyện theo mục đích lí tưởng của tuổi trẻ

C. Là việc theo phong trào là chính

D. Làm việc vì thích được đến nhiều nơi

Câu 14:

A

A. Lập nghiệp

B. Lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng bảo vệ Tổ quốc

C. Lập thân

D. Bảo vệ Tổ quốc

Câu 15:

Hiện nay có một số thanh niên học sinh có quan điểm là. “Được đến đâu hay đến đó, nước đến chân mới nhảy”. Quan điểm ấy chứng tỏ họ là người như thế nào?

A. Thiếu trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội

B. Là người luôn bình tĩnh tự tin

C. Là người làm theo sở thích

D. Là người biết xử lí tình huống

Câu 16:

Một số bạn học sinh lớp 9 đã xác định rằng. Do lực học hạn chế, gia đình khó khăn, sau khi học xong lớp 9 các bạn sẽ học nghề, tìm kiếm việc làm nuôi bản thân, giúp đỡ gia đình. Những suy nghĩ đó chứng tỏ họ là người như thế nào?

A. Biết lo cho gia đình

B. Có ý thức trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội

C. Không cố gắng để học tập

D. Không có định hướng cho tương lai

Câu 17:

Em hiểu gì về câu nói. “ Cống hiến thì nhìn về phía trước, hưởng thụ thì nhìn về phía sau”?

A. Cống hiến là việc làm đầu tiên

B. Biết sống hưởng thụ khi còn trẻ

C. Biết nhìn về tương lai

D. Phải biết hướng về cội nguồn, xác định mục đích lí tưởng để sống và cống hiến

Câu 18:

 Hiện nay một số thanh niên có biểu hiện. Đua xe máy, lười học, đua đòi ăn chơi. Trước những biểu hiện đó em không đồng ý với việc làm nào sau đây?

A. Không bắt chước, không làm theo, có thái độ phê phán

B. Thử tham gia làm, theo cách của họ

C. Coi thường những việc làm thiếu ý thức

D. Kiên quyết không làm theo khi bị rủ rê lôi kéo

Câu 19:

Những câu hát. “Đi lên thanh niên! Chớ ngại ngần chi. Đi lên thanh niên làm theo lời Bác” là lời của bài hát nào?

A. Bài hát “Đội ca”

B. Bài hát “Quốc ca”

C. Bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác”

D. Bài hát “Em là mầm non của Đảng”

Câu 20:

Là thanh niên trong thời đại mới chúng ta cần phải?

A. Nỗ lực học tập, rèn luyện toàn diện

B. Không cần tham gia nhiều phong trào

C. Làm việc vì bản thân là chính

D. Không cần phải phấn đấu, rèn luyện

Câu 21:

“Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của dân tộc ta?

A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.

C. Truyền thống yêu nước.

D. Truyền thống văn hóa.

Câu 22:

Câu tục ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về truyền thống nào?

A.Truyền thống tôn sư trọng đạo.

B. Truyền thống đoàn kết.

C. Truyền thống yêu nước.

D.Truyền thống văn hóa.

Câu 23:

Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được lưu truyền từ đời này sang đời khác là

A. Truyền thống hiếu học.

B. Truyền thống hiếu thảo.

C. Truyền thống cần cù trong lao động.

D. Cả A,B, C.

Câu 24:

Các hành vi vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức là?

A. Con cái đánh chửi cha mẹ.

B. Con cháu kính trọng ông bà.

C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau.

D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.

Câu 25:

Hành động nào sau đây thể hiện tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Yêu mến các làng nghề truyền thống.

B. Tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

C. Giới thiệu với du khách nước ngoài về các lễ hội nổi tiếng.

D. Cả A,B, C.

Câu 26:

Hành vi nào sau đây không kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Chê bai các phong tục tập quán từ thời xưa của dân làng.

B. Chê bai người quét rác.

C. Coi thường việc làm chân tay.

D. Cả A,B, C.

Câu 27:

Hiện tượng học sinh đánh nhau, lột đồ của bạn trong trường học vi phạm chuẩn mực nào?

A. Vi phạm chuẩn mực đạo đức.

B. Vi phạm kỉ luật.

C. Vi phạm pháp luật.

D. Cả A,B, C.

Câu 28:

Câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn nói về truyền thống nào của dân tộc ta?

A. Truyền thống thương người.

B. Truyền thống nhân đạo.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống nhân ái.

Câu 29:

Vào ngày 27/7 – Ngày Thương binh – Liệt sỹ các cơ quan chính quyền, tổ chức tình nguyện thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ việt nam anh hùng. Điều đó thể hiện?

A. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.

B. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống nhân ái.

Câu 30:

Đôi với các truyền thống tốt đẹp chúng ta cần làm gì?

A. Bảo vệ

B. Kế thừa

C. Phát triển

D. Cả A, B, C

Câu 31:

Những điều được cho là năng động, sáng tạo trong công việc là?

A. Biết sắp xếp công việc của mình sao cho hợp lý.

B. Suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết trong công việc hàng ngày.

C. Người năng động, sáng tạo thì càng vất vả.

D. Cả A và B.

Câu 32:

Trong các hành vi dưới đây , hành vi nào thể hiện tính năng động ?

A. Tham gia các hoạt động của lớp và nhà trường đưa ra.

B. Giup đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

C. Tự tin phát biểu trước đám đông.

D. Cả A,B,C

Câu 33:

Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính sáng tạo trong công việc?

A. Vứt đồ đặc bừa bãi

B. Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý

C. Đang làm việc này, lại chạy ra làm việc khác

D. Chỉ làm theo những điều được hướng đẫn, chỉ bảo.

Câu 34:

Câu tục ngữ : “Phải biết lấy mềm để thắng cứng. Lấy yếu để thắng mạnh” nói về người như thế nào.

A. Lười làm , ham chơi

B. Chỉ biết lợi cho mình

C. Có tính năng động, sáng tạo

D. Dám nghĩ , dám làm.

Câu 35:

Người nông dân nghiên cứu, sáng chế ra máy bóc lạc phục vụ trong sản xuất được gọi là?

A. Năng động, sáng tạo.

B. Tích cực, tự giác.

C. Cần cù, tự giác.

D. Cần cù, chịu khó.

Câu 36:

Bạn học sinh A sáng chế ra máy bắt bọ xít và được ứng dụng trong thực tế đạt hiệu quả cao. Việc làm đó thể hiện?

A. A là người năng động, sáng tạo.

B. A là người tích cực.

C. A là người sáng tạo.

D. A là người cần cù.

Câu 37:

Đối lập với năng động và sáng tạo là?

A. Làm việc máy móc, không khoa học.

B. Đức tính ỷ lại, phó mặc.

C. Trông chờ vào người khác.

D. Cả A,B,C.

Câu 38:

Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm được gọi là?

A. Năng động.

B. Chủ động.

C. Sáng tạo.

D. Tích cực.

Câu 39:

 Say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có được gọi là?

A. Sáng tạo

B. Tích cực

C. Tự giác

D. Năng động

Câu 40:

Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo là?

A. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là động lực để năng động

B. Năng động là động cơ để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

C. Năng động là mục đích để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

D. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động