Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 2 có đáp án - đề 4

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Lời hứa và lời nói khoác

Khỉ Con đi thăm bà nội. Nó hứa sẽ mang quả thông về cho Sóc Đỏ, cỏ tươi cho Dễ Non, cà rốt cho Thỏ Xám... Nhưng đi chơi vui quá, nó quên hết những lời đã hứa. Về nhà, gặp lại các bạn, nó liền lảng tránh. Các bạn gọi Khỉ Con là “kẻ khoác lác”. Khỉ Con rất buồn, nó hỏi mẹ:

- Mẹ ơi, con không lừa dối ai, vì sao các bạn lại gọi con là “kẻ khoác lác”?

Sau khi nghe chuyện, Khỉ Mẹ bảo:

- Con đã hứa thì phải làm. Nếu đã hứa mà không làm thì lời hứa cũng như lời nói khoác thôi.

(Theo Chuyện của mùa hạ)

Khỉ Con đã hứa gì với các bạn trước khi đi chơi?

A. Khỉ hứa mang quả thông về cho Sóc Đỏ, cỏ tươi cho Dễ Non, cà rốt cho Thỏ Xám.

B. Khỉ hứa sẽ mang thật nhiều quả thông về cho Dễ Non.

C. Khỉ hứa sẽ mang thật nhiều quả ngon về cho các bạn.

D. Khỉ hứa sẽ mang thật nhiều cỏ tươi về cho các bạn.
Câu 2:

Vì sao khi Khỉ Con về nó bị gọi là “kẻ khoác lác”? 

A. Vì Khỉ Con mải vui chơi.

B. Vì đi chơi vui, nó quên hết lời hứa, chẳng mang gì về cho các bạn.

C. Vì Khỉ Con quên hết lời các bạn dặn.

D. Vì Khỉ Con hay khoe khoang.
Câu 3:

Bị gọi là “kẻ khoác lác” thái độ của Khỉ Con thế nào?

A. Nó rất buồn, nghĩ là mình không lừa dối ai nên không phải là “kẻ khoác lác”.

B. Khỉ rất bực tức, nghĩ các bạn đang chọc tức mình.

C. Khỉ con rất buồn, vì nghĩ các bạn đang xa lánh mình.

D. Khỉ con rất vui vì mình có biệt danh mới.
Câu 4:

Khi Khỉ Con thắc mắc sao bị gọi là “kẻ khoác lác”, mẹ Khỉ bảo gì? 

A. Hứa mà không làm thì lời hứa cũng như lời nói khoác.

B. Vì con nói dối nên con giống như một kẻ khoác lác.

C. Vì con đã không giữ lời hứa, lừa dối mọi người.

D. Vì con hay khoe khoang.
Câu 5:

Dòng nào viết đúng tên 5 bạn học sinh theo thứ tự bảng chữ cái? 

A. Dũng, Lan, Minh, Ngọc, Tú

B. Ngọc, Minh, Dũng, Tú, Lan

C. Dũng, Ngọc, Tú, Minh, Lan

D. Tú, Ngọc, Lan, Minh, Dũng
Câu 6:
Cách nói nào giống nghĩa với câu: “Em có ăn kẹo đâu.” 

A. Em có ăn kẹo.

B. Em đang ăn kẹo.

C. Em không ăn kẹo mà.

D. Em chưa bao giờ ăn kẹo.