Đề kiểm tra học kì 1 Vật lý 9 có đáp án (Mới nhất) (Đề 13)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Nội dung định luật Ôm là:

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với bình phương điện trở của dây.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.

Câu 2:
Công suất điện của một đoạn mạch có ý nghĩa gì?

A. Là năng lượng của dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

B. Là điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.

C. Là mức độ mạnh yếu của dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

D. Là các loại tác dụng mà dòng điện gây ra ở đoạn mạch.

Câu 3:
Cho hai điện trở R1 = 12Ω và R2 = 18Ω được mắc nối tiếp với nhau. Điện trở tương đương R12 của đoạn mạch đó là:

A. R12 = 12W.

B. R12 = 18W.

C. R12 = 6W.

D. R12 = 30W.

Câu 4:
Hệ thức của định luật Jun – Len-xơ là:

A. Q = I².R.t.

B. Q = I.R².t.

C. Q = I.R.t.

D. Q = I².R².t.

Câu 5:
Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường?

A. Dùng ampe kế.

B. Dùng vôn kế.

C. Dùng áp kế.

D. Dùng kim nam châm có trục quay.

Câu 6:
Đường sức từ ở bên ngoài thanh nam châm là những đường cong:

A. Có chiều đi từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.

B. Có độ mau thưa tùy ý.

C. Đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của thanh nam châm.

D. Đi ra từ cực Nam, đi vào cực Bắc của thanh nam châm.