Đề kiểm tra học kì 1 Vật lý 9 có đáp án (Mới nhất) (Đề 14)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Một hiệu điện thế U vào hai đầu một dây dẫn. Điện trở của dây dẫn

A. càng lớn thì dòng điện qua nó càng nhỏ.

B. phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

C. tỉ lệ thuận với dòng điện qua dây dẫn.

D. càng nhỏ thì dòng điện qua nó càng nhỏ.

Câu 2:
Cho đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 = 30Ω; R2 = 60Ω mắc song song với nhau. Điện trở tương đương R của đoạn mạch có giá trị

A. 1800 Ω

B. 20 Ω

C. 90 Ω

D. 0,05 Ω

Câu 3:
Một dây dẫn có điện trở 40Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 250mA. Hiệu điện thế lớn nhất có thể đặt giữa hai đầu dây dẫn đó là:

A. 6V.

B. 8V.

C. 12V.

D. 10V.

Câu 4:
Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 10Ω và R2 = 20Ω mắc nối tiếp với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 12V. Cường độ dòng điện qua đoạn mạch là:

A. 1,2A.

B. 0,4A.

C. 0,3A.

D. 0,6A.

Câu 5:
Một dây dẫn bằng nikêlin dài 20m, tiết diện 0,05mm2. Điện trở suất của nikêlin là 0,4.10-6Ωm. Điện trở của dây dẫn là:

A. 0,16Ω

B. 1,6Ω

C. 16Ω

D. 160Ω

Câu 6:
Công thức để xác định công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch:

A. A = U.I2.t

B. A = U.I.t

C. A = U2.I.t

D. A = U.R.t

Câu 7:
Để bảo vệ thiết bị điện trong mạch, ta cần

A. mắc nối tiếp cầu chì loại bất kì cho mỗi dụng cụ điện.

B. mắc song song cầu chì phù hợp cho từng dụng cụ điện, từng một đoạn mạch điện.

C. mắc nối tiếp cầu chì phù hợp cho từng dụng cụ điện, từng một đoạn mạch điện.

D. mắc song song cầu chì loại bất kì cho mỗi dụng cụ điện.

Câu 8:
Khi mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 6V thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ 400mA. Công suất tiêu thụ của đèn này là

A. 2400W.

B. 240W.

C. 2,4W.

D. 24W.

Câu 9:
Để phát hiện xem một thanh kim loại có phải là nam châm hay không ta làm như sau:

A. Đưa thanh kim loại cần kiểm tra đến gần một cái đinh sắt.

B. Đo thể tích và khối lượng của thanh kim loại.

C. Nung thanh kim loại và kiểm tra nhiệt độ của thanh.

D. Tìm hiểu cấu tạo của thanh kim loại.

Câu 10:
Để xác định cực từ của một kim nam châm ta làm như sau?

A. Đặt kim nam châm lên một trục thẳng đứng, khi kim nam châm nằm yên, đầu nào chỉ về phía Bắc là từ cực Bắc, đầu nào chỉ về phía Nam là từ cực Nam.

B. Đặt kim nam châm song song với dây dẫn thẳng, cho dòng điện chạy qua dây dẫn, đầu nào bị dây dẫn hút thì đó là cực Bắc còn đầu kia là cực Nam.

C. Đặt kim nam châm song song với ống dây có dòng điện chạy qua đầu nào bị ống dây dẫn hút thì đó là cực Bắc còn đầu kia là cực Nam.

D. Đặt kim nam châm vuông góc với dây dẫn thẳng, cho dòng điện chạy qua dây dẫn, đầu nào bị dây dẫn đẩy thì đó là cực Bắc còn đầu kia là cực Nam.

Câu 11:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về la bàn?

A. La bàn là dụng cụ để xác định nhiệt độ.

B. La bàn là dụng cụ để xác định phương hướng.

C. La bàn là dụng cụ để xác định độ cao.

D. La bàn là dụng cụ để xác định hướng gió thổi.

Câu 12:
Một dòng điện có cường độ 2A chạy qua dây dẫn có điện trở 20Ω. Trong thời gian 30 phút thì nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn là: 

A. 144000 J.

B. 120 J.

C. 2400 J.

D. 40 J.

Câu 13:
Lõi sắt trong nam châm điện có tác dụng

A. làm cho nam châm được chắc chắn.

B. làm nam châm được nhiễm từ vĩnh viễn.

C. làm tăng từ trường của ống dây.

D. làm giảm từ trường của ống dây.

Câu 14:
Hai điện trở R1 = 10Ω; R2 = 20Ω; R1 chịu được cường độ dòng điện tối đa là 1,5A, còn R2 chịu được cường độ dòng điện tối đa là 2A. Có thể mắc song song hai điện trở trên vào hai điểm có hiệu điện thế tối đa là

A. 10V.

B. 15V.

C. 30V.

D. 40V.

Câu 15:
Để xác định cực từ của một kim nam châm, dùng một kim nam châm bố trí thí nghiệm như hình vẽ. Dựa vào thí nghiệm các cực của thanh nam châm là:
Để xác định cực từ của một kim nam châm, dùng một kim nam châm bố trí thí nghiệm như hình (ảnh 1)

A. Đầu A của thanh nam châm là cực Nam, đầu B là cực Bắc.

B. Đầu A của thanh nam châm là cực Bắc, đầu B là cực Nam.

C. Đầu B của thanh nam châm là cực Nam, đầu A là cực Nam.

D. Đầu B của thanh nam châm là cực Bắc, đầu A là cực Nam.

Câu 16:
Khẳng định nào sau đây không phải là lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng:

A. Giảm chi tiêu cho gia đình;

B. Giảm thời gian sử dụng của dụng cụ điện;

C. Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung do hệ thống cung cấp điện bị quá tải;

D. Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất.

Câu 17:
Với cùng một dòng điện chạy qua thì dây tóc bóng đèn điện sợi đốt nóng lên và tỏa sáng, còn dây đồng nối với bóng đèn thì hầu như không nóng lên, vì:

A. dây tóc bóng đèn có điện trở rất lớn nên toả ra nhiệt lượng lớn, còn dây đồng có điện trở nhỏ nên toả ra nhiệt lượng nhỏ.

B. dòng điện qua dây tóc bóng đèn đã thay đổi.

C. dòng điện qua dây tóc lớn hơn dòng điện qua dây đồng nên bóng đèn nóng sáng.

D. dây tóc bóng đèn làm bằng chất dẫn điện tốt hơn dây đồng.

Câu 18:
Một bàn là được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức, trong 15 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng 720kJ. Tính công suất của bàn là.

A. 48000 W

B. 800 W

C. 48 W

D. 10800 W

Câu 19:
Để tăng lực từ của nam châm điện, thì ta

A. tăng chiều dài hoặc chiều rộng của lõi sắt non.

B. tăng đường kính của dây quấn hoặc điện trở của ống dây.

C. tăng số vòng dây quấn hoặc cường độ dòng điện qua ống dây.

D. thay lõi sắt non bằng một lõi thép có cùng kích thước.

Câu 20:
Khi đưa hai cực cùng tên của hai nam châm khác nhau lại gần nhau thì chúng:

A. hút nhau.

B. đẩy nhau.

C. không hút, không đẩy.

D. lúc hút, lúc đẩy.