Đề kiểm tra học kì 2 Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo có đáp án- Đề 1

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hành vi nào sau đây là biểu hiện của tệ nạn xã hội?

B. Xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.

C. Chặt phá rừng để làm nương rẫy.

C. Chặt phá rừng để làm nương rẫy.

D. Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.

Câu 2:

Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trỗng (…) trong đoạn thông tin sau: “….. là một loại tệ nạn xã hội, biểu hiện việc cuồng tín, tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn đến những hậu quả xấu về sức khoẻ, thời gian, tài sản,... cho cá nhân, gia đình và xã hội”.

A. Cờ bạc.

B. Mại dâm.

C. Ma túy.

D. Mê tín dị đoan.

Câu 3:

Câu ca dao sau đây phản ánh về tệ nạn xã hội nào?

“Trời sinh ra ông tướng tài,

Tổ tôm, xóc đía dông dài cả đêm.

Canh trước tưởng hãy còn tiền,

Canh sau cởi áo, ngồi bên lọ hồ”

A. Mê tín dị đoan.

B. Rượu chè.

C. Cờ bạc.

D. Mại dâm.

Câu 4:

Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Q là con trai duy nhất trong gia đình nên bố mẹ rất nuông chiều. Mỗi khi Q xin tiền, bố mẹ đều đáp ứng ngay mà không hỏi lý do, mục đích sử dụng. Q thường hay khoe với bạn: “Ở nhà, mình muốn gì bố mẹ cũng chiều hết”. Biết nhà Q có nhiều tiền, T và E đã rủ Q chơi điện tử ăn tiền, cá độ bóng đá, sử dụng ma túy. Khi biết chuyện, bố mẹ Q rất lo lắng nhưng không biết làm sao để giúp con thoát khỏi tệ nạn xã hội.

Câu hỏi: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân khiến bạn Q vướng vào tệ nạn xã hội?

A. Bạn Q bị bạn bè xấu lôi kéo, rủ rê.

B. Bố mẹ Q thiếu quan tâm, giáo dục con.

C. Bản thân Q thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ.

D. Thiếu sự quan tâm, giáo dục của thầy cô giáo.

Câu 5:

Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây

A. Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng chất ma túy.

B. Tố giác những đối tượng có hành vi tổ chức đánh bạc.

C. Tổ chức khám - chữa bệnh và tiêm phòng cho trẻ em.

D. Xây dựng các khu vui chơi giải trí lành mạnh cho trẻ em.

Câu 6:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội?

A. Khuyến khích lối sống thích hưởng thủ, ăn chơi, đua đòi.

B. Đẩy mạnh tuyên truyền để phòng, chống tệ nạn xã hội.

C. Chỉ chú trọng làm ăn kinh tế hơn giáo dục con cái.

D. Không cần duy trì lối sống giản dị, lành mạnh
Câu 7:

Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về tệ nạn xã hội?

A. Tệ nạn xã hội chỉ bắt nguồn từ nguyên nhân: lười biếng, đua đòi.

B. Tội phạm ma túy chỉ vi phạm pháp luật, không vi phạm về đạo đức.

C. Tệ nạn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, gia đình và xã hội.

D. Để bảo vệ bản thân, chúng ta cần xa lánh những người mắc bệnh xã hội.

Câu 8:

Trong tình huống sau đây, chủ thể nào đã vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

Tình huống: Bạn T và bạn K (cùng 14 tuổi) thường xuyên sang nhà bà H để tụ tập đánh bạc ăn tiền. Tại đây, T và K bị bà H dụ dỗ hút thuốc phiện và bị nghiện. Anh M (con trai bà H) biết sự việc nhưng giữ kín, không nói với ai. Một hôm, T và K đang hút thuốc phiện tại nhà bà H thì bị công an bắt quả tang.

A. Bạn T và bạn K.

B. Bạn T, bạn K và bà H.

C. Bà H và anh M.

D. Bạn T, bạn K, bà H và anh M.

Câu 9:

“Tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nhuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Xã hội.

B. Gia đình.

C. Nhà nước.

D. Nhà trường.

Câu 10:

Nhân vật nào dưới đây đã thể hiện đúng quyền và nghĩa vụ của anh, chị, em trong gia đình?

A. Chị K và em G thường xuyên đánh nhau để giành đồ chơi.

B. Anh C chăm sóc, nuôi dưỡng em S sau khi bố mẹ qua đời.

C. Chị T đánh mắng em trai vì em ấy không làm bài tập.

D. Anh V bắt em X thay mình làm tất cả công việc nhà.

Câu 11:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái?

A. Bao che cho mọi sai lầm, khuyết điểm của con.

B. Đáp ứng mọi nhu cầu về vật chất của con.

C. Thoả mãn mọi nhu cầu về tinh thần của con.

D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.

Câu 12:

Nhân vật nào dưới đây đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con cái với cha mẹ?

A. Bạn B thường xuyên giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.

B. Bạn X trộm tiền của bố để mua quà tặng sinh nhật mẹ.

C. Bạn T bắt bố mẹ đưa đi học dù trường học ở rất gần nhà.

D. Bạn L thường nói dối bố mẹ, trốn học để đi chơi điện tử.

Câu 13:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của gia đình?

A. Mang lại các giá trị hạnh phúc cho mỗi người.

B. Là môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả.

C. Nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách của mỗi người.

D. Là điểm tựa vững chắc để chúng ta vươn lên trong cuộc sống.

Câu 14:

Câu ca dao “Đói lòng ăn đọt chà là/ Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng” phản ánh về quyền và nghĩa vụ của

A. cha mẹ đối với con cái.

B. con cái đối với cha mẹ.

C. anh chị em đối với nhau.

D. ông bà đối với các cháu.

Câu 15:

Ý kiến nào dưới đây không phản ánh đúng về gia đình?

A. Gia đình là tế bào của xã hội, là một tổ chức thu nhỏ của xã hội.

B. Gia đình là hệ quả tất yếu và là sự tiếp nối của hôn nhân ở phạm vi rộng hơn.

C. Pháp luật không quy định quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

D. Gia đình là điểm tựa vững chắc để mỗi người có được hạnh phúc và thành công.

Câu 16:

Trong trường hợp sau đây, chủ thể nào đã vi phạm pháp luật evef quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình?

Trường hợp: Anh T và chị Q đều là con của ông K và bà S. Tuy nhiên, ông K và bà S thường chăm sóc, quan tâm đến anh T nhiều hơn, vì ông bà cho rằng “con gái sau này lớn sẽ đi lấy chồng, không giúp đỡ được gì cho bố mẹ”. Thấy vậy, chị Q rất buồn và cho rằng bố mẹ không công bằng. Tuy nhiên, chị Q luôn tự trấn an bản thân: “Bố mẹ cũng rất yêu thương mình, mình cần cố gắng chăm ngoan, học giỏi hơn nữa để bố mẹ không phiền lòng”.

A. Ông K và chị Q.

B. Anh T và chị Q.

C. Bà S và anh T.

D. Ông K và bà S.