Đề kiểm tra Học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 có đáp án - đề 1

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Xóm nhỏ

Cái xóm lao động nghèo của tôi nằm sâu hun hút trong một con ngõ nhỏ, chạy vòng vèo ra sát mép bờ sông. Mùa mưa bão, con đường vào xóm ngập ngụa trong bùn đất khiến cho sự đi lại của mọi người càng trở nên vất vả. Theo thời gian, trải bao nắng mưa, lũ lụt và cũng bởi chủ nhân của những căn nhà này không có tiền tu sửa nên càng ngày chúng càng trở nên xập xệ, xuống cấp nghiêm trọng. Những mảng tường loang lổ vết nứt, sứt sẹo, nhiều chỗ vôi vữa mủn ra để lộ cả những viên gạch non bị mưa gió bào mòn đến non nửa. Nhìn chúng tựa như những vết chốc lở cóc cáy, gớm ghiếc trên da người ghẻ lâu ngày không được chữa trị vậy. Trong xóm nhỏ đó, mỗi người làm một nghề, người thợ hàn, người thợ cơ khí, người chạy xe ôm, người làm thợ thịt...

Bùi Nhật Lai

Xóm lao động nghèo trong bài đọc trên nằm ở đâu?

A. Nằm sâu hun hút trong một con ngõ nhỏ, chạy vòng vèo ra sát mép bờ sông.

B. Nằm trên một miếng đất cằn cỗi, cách xa thành phố.

C. Nằm trên một khu đất to, rộng rãi, ngay sát đường lớn.

D. Nằm bên bờ sông với những cánh đồng thẳng cánh cò bay.
Câu 2:
Vì sao những căn nhà trở nên xập xệ, xuống cấp nghiêm trọng?

A. Vì những căn nhà đã được xây dựng cách đây rất lâu rồi.

B. Vì những căn nhà phải trải qua bao nắng mưa, lũ lụt.

C. Vì chủ nhân của những căn nhà không có tiền để tu sửa.

D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 3:
Qua bài đọc trên em thấy xóm nhỏ được hiện lên như thế nào?

A. Xóm nhỏ nghèo nàn, hỗn loạn, xập xệ và xuống cấp nghiêm trọng.

B. Con người trong xóm nhỏ tràn đầy tình thương và học thức.

C. Xóm nhỏ tuy nghèo nhưng người dân đều đi xa để làm việc phát triển.

D. Con người trong xóm nhỏ đang cố gắng làm việc để xây dựng lại xóm.
Câu 4:
Câu “Trong xóm nhỏ .... người làm thợ thịt...” là câu:

A. Câu giới thiệu.

B. Câu nêu hoạt động.

C. Câu nêu đặc điểm.

D. Câu yêu cầu, đề nghị.