Đề kiểm tra học kì 2 Vật lí 9 có đáp án (Mới nhất) (Đề 16)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Từ công thức tính công suất hao phí, đề giảm hao phí khi truyền tải điện năng đi xa, ta chọn phương án nào trong các phương án sau:

A. Giữ nguyên hiệu điện thế U, giảm điện trở R.
B. Giữ nguyên điện trở R, tăng hiệu điện thế U.
C. Vừa giảm R, vừa tăng hiệu điện thế U.
D. Cả 3 cách trên đều đúng.
Câu 2:

Khi truyền tải điện năng đi xa, hao phí là đáng kể khi điện năng chuyển hoá thành dạng năng lượng nào sau đây?

A. Hoá năng
B. Nhiệt năng
C. Năng lượng từ trường
D. Năng lượng ánh sáng
Câu 3:

Máy biến thế có tác dụng nào sau đây:

A. Chỉ tăng hiệu điện thế.
B. Chỉ giảm hiệu điện thế.
C. Tăng hoặc giảm hiệu điện thế.
D. Tăng hoặc giảm điện trở.
Câu 4:

Máy biến thế có số vòng dây của cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp có tác dụng gì:

A. Tăng hiệu điện thế
B. Giảm hiệu điện thế
C. Tăng điện trở
D. Giảm điện trở.
Câu 5:

Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín?

A. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm điện.
B. Đưa nam châm lại gần ắc quy điện
C. Đưa cuộn dây dẫn kín lại gần nam châm điện
D. Tăng dòng điện chạy trong nam châm điện đặt gần ống dây dẫn kín
Câu 6:

Hiện tượng cảm ứng điện từ xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây?

A. Một cuộn dây dẫn kín nằm cạnh một thanh nam châm.
B. Cho thanh nam châm rơi từ ngoài vào trong lòng một cuộn dây dẫn kín.
C. Đưa một cực của pin từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
D. Nối hai cực của một thanh nam châm với hai đầu của một cuộn dây dẫn.
Câu 7:

Trường hợp nào dưới đây tạo ra dòng điện cảm ứng?

A. Ống dây và nam châm chuyển động tương đối với nhau.
B. Ống dây và nam châm chuyển động để khoảng cách giữa chúng không đổi.
C. Ống dây và nam châm đặt gần nhau đứng yên.
D. Ống dây và nam châm đặt xa nhau đứng yên.
Câu 8:

Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có:

A. Phần rìa dày hơn phần giữa.
B. Phần rìa mỏng hơn phần giữa.
C. Phần rìa và phần giữa bằng nhau.
D. Hình dạng bất kì.
Câu 9:

Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló

A. đi qua tiêu điểm.
B. song song với trục chính.
C. truyền thẳng theo phương của tia tới.
D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
Câu 10:

Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là 60 cm. Tiêu cự của thấu kính là:

A. 60 cm.
B. 120 cm.
C. 30 cm. 
D. 90 cm.
Câu 11:

Câu nào sau đây là đúng khi nói về thấu kính hội tụ?

A. Trục chính của thấu kính là đường thẳng bất kì.
B. Quang tâm của thấu kính cách đều hai tiêu điểm.
C. Tiêu điểm của thấu kính phụ thuộc vào diện tích của thấu kính.
D. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm gọi là tiêu cự của thấu kính.
Câu 12:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đường đi của một tia sáng qua thấu kính hội tụ?

A. Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm F'.
B. Tia tới đi qua quang tâm O của thấu kính sẽ truyền thẳng.
C. Tia tới đi qua tiêu điểm F cho tia ló vuông góc với trục chính.
D. Tia tới đi qua tiêu điểm F cho tia ló song song với trục chính.